-
Đừng bắt con phải chia sẻ
Đừng hy vọng một đứa trẻ phải chia sẻ phải chia sẻ khi trẻ chưa đến 3 tuổi và cũng đừng bắt trẻ phải chia sẻ bất kỳ cái gì với người khác. Bởi vì nhu cầu của con ở thời điểm đó thật sự có muốn sẻ chia hay không? Chúng ta cần phải nhớ rằng là con có sẻ chia cho ai đó hay không là quyết định của con, chúng ta chỉ có thể là định hướng bên cạnh để làm cho con hiểu ý nghĩa của việc sẻ chia.
-
Mua đồ chơi có thể chia sẻ được
Khi chúng ta mua đồ chơi cho con, chúng ta cũng phải lựa chọn loại đồ chơi nào mà có thể chia sẻ được. Ví dụ như bút màu, đất nặn, xếp hình, …
-
Cha mẹ là tấm gương
Bối cảnh gia đình ảnh hưởng rất lớn tới cái sự phát triển về chỉ số EQ của trẻ. Việc cha mẹ yêu thương, gần gũi, cha mẹ chia sẻ, trò chuyện, … cũng khiến cho đứa trẻ đó trở thành một đứa trẻ biết yêu thương, gần gũi người khác và có nhu cầu sẻ chia. Và đi cùng với hành động thì chúng ta có thể sử dụng cả ngôn từ.
Chúng ta có thể sử dụng chiến lược biên dịch hành động để con có thể dễ dàng nhận diện được tất cả những điều chúng ta làm. Ví dụ là mẹ muốn chia sẻ cái bánh này với con, mẹ rất yêu con,… Như vậy con của chúng ta cũng sẽ học được cách nói ra những điều mà con muốn hoặc con đang làm.
-
Đừng bắt trẻ phải chia sẻ tất cả mọi thứ
Bởi vì là nếu con người ta phải sẻ chia tất cả mọi thứ thì nó lại mâu thuẫn với nhu cầu của con người. Vậy nên chúng ta cần tôn trọng con. Hãy cho con quyền lựa cái nào là chia sẻ được, cái nào không. Khi con cảm thấy bố mẹ là người công bằng, tất cả mọi người tôn trọng mình thì con cũng học cách tôn trọng. Và con sẽ bắt đầu học được cách sẻ chia.
-
Làm mẫu việc tôn trọng đồ của người khác
Đừng chỉ tôn trọng đồ của mình hay một số người có ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Còn những người không có ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta thì chúng ta lại không tôn trọng đồ của họ. Vì như vậy là vô tình chúng ta đang dạy cho con một nhận thức không đúng.
Ví dụ chúng ta nhìn thấy đồ ngoài đường, không biết của ai nhưng chúng ta vẫn cầm về. Thế thì con sẽ vô thức hiểu rằng là chỉ cần tôn trọng đồ của những người thân trong gia đình thôi, đồ của những người xung quanh thì cũng không cần thiết phải tôn trọng lắm.
-
Sẻ chia không có nghĩa là chỉ sẻ chia về vật chất
Rõ ràng là vật chất là thứ có thể sẻ chia được, nhưng đôi khi nó lại mâu thuẫn với nhu cầu cá nhân của con người. Nên có đôi khi trẻ không muốn. Vậy chúng ta có thể hướng cho con tìm được một phương án khác để chia sẻ. Đó cũng có thể là sẻ chia về thời gian, cảm xúc, ý tưởng…
-
Họp gia đình
Họp gia đình là vô cùng quan trọng. Để hiệu quả, chúng ta hãy nhớ họp gia đình theo định kỳ nhé. Trong cuộc họp gia đình đó, chúng ta có thể chia sẻ mình đã cảm thấy thế nào trong 1 tuần vừa qua, những câu chuyện mình muốn dạy cho con, … Thì con cũng sẽ học được cách chia sẻ những cảm nghĩ của mình. Nếu cha mẹ chưa rõ quy trình họp gia đình như thế nào thì cô Huyên hoàn toàn có thể hỗ trợ điều đó.
Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cùng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!
YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial
Website: https://cohuyenanphu.com