Những thói quen của gia đình là nguyên nhân tạo hành vi xấu cho trẻ
Dòng chảy gia đình
Hầu hết các phụ huynh đang làm cha mẹ theo cách rất bản năng. Các kỹ năng đó chúng ta học tập được từ bố mẹ chúng ta, từ những người trong gia đình và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, có những điều đã không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại hoặc chưa thực sự hợp lý. Vậy nên cha mẹ cần phải học để có phương pháp dạy con hiệu quả.
Mô thức hành vi mẫu tiêu cực
Nếu chúng ta không có kỹ năng làm cha mẹ thì điều đó vô tình tạo ra hành vi sai cho con. Ví dụ bố mẹ, ông bà cãi nhau, đánh nhau trước mặt con thì cách giao tiếp, ứng xử đó sẽ là mô thức hành vi mẫu tiêu cực cho con.
Kỷ luật không nhất quán
Ví dụ bố mẹ yêu cầu con buồn tè phải vào nhà vệ sinh để tè nhưng bà lại chuẩn bị 1 chai Lavie để cháu buồn tè ở đâu thì tè tại chỗ đấy.
Bên cạnh đó, việc kỷ luật bằng cách đánh con cũng không hiệu quả. Bởi vì hình phạt đó chỉ xảy ra trước mắt. Và đứa trẻ bị đánh nhiều sẽ cảm thấy đánh cũng không sao. Đánh xong rồi khóc, ăn vạ thì sẽ dần dần được đáp ứng. Hoặc về lâu dài, đứa trẻ sẽ nghĩ mẹ không yêu mình nữa nên sẽ tự tìm cách giải quyết vấn đề của mình. Ví dụ trẻ ăn trộm để mua đồ tặng bạn, để được yêu thương.
Một cách kỷ luật không hiệu quả nữa là chúng ta dùng quá nhiều ngoại động lực. Nghĩa là chúng ta dùng quá nhiều phần thưởng, tiền bạc cho con. Khi chúng ta yêu cầu con làm việc nhà nhưng lại trả tiền công cho con. Sau này lớn lên con sẽ coi trọng vật chất. Nhưng gốc rễ của con người là tình yêu thương và lòng biết ơn.
Kỳ vọng không nhất quán
Ví dụ bố kỳ vọng con sau này trở thành cầu thủ bóng đá nên cho con đi học đá bóng. Mẹ kỳ vọng sau này con sẽ làm nghệ sĩ. Nên cho con học âm nhạc. Cuối cùng, con quá tải vì việc học, chơi bóng đá và học âm nhạc. Một kiểu kỳ vọng không hiệu quả nữa đó là kỳ vọng điểm yếu của con. Ví dụ con học yếu toán nhưng cha mẹ lại kỳ vọng con là giáo viên dạy toán.
Đứa trẻ sẽ bảo bố mẹ còn đòi hỏi con gì nữa, con chẳng biết bố mẹ cần gì cả. Đứa trẻ bắt đầu rơi vào trạng thái stress và không còn ham đến trường nữa, stress. Nó sẽ tự tìm đến các hoạt động stress trong thời gian ít ỏi nó có như điện tử, giao du với những người bạn. Bởi vì thời điểm đó con mới được sống với con người của con.
Vậy nên kỳ vọng của cha mẹ phải dựa vào sự thấu hiểu đứa trẻ.
Phong cách sống của gia đình
Ví dụ gia đình không có bữa cơm nào ăn chung, không tạo cho trẻ 1 cảm giác bình an và an tâm. Rất nhiều đứa trẻ sợ cha mẹ đi vắng, cha mẹ không còn ở với nhau, con không còn nhà. Dù là ở với bố hay với mẹ thì đó cũng không phải ngôi nhà của con, ngôi nhà có đủ bố và mẹ.
Vậy nên chúng ta phải tạo văn hóa ra để gặp nhau trong một thời điểm trong gia đình. Ví dụ thay vì ăn cơm tối cùng nhau thì chúng ta có thể gặp nhau vào buổi sáng. Chúng ta có thể dậy sớm để cùng nhau ăn sáng. Đó chính là văn hóa gia đình.
Nếu lâu nay chúng ta đang không có văn hóa đó mà bây giờ tự nhiên áp dụng thì cũng đừng lo gia đình phản ứng dữ dội. Vì chính phản ứng đó sẽ giúp chúng ta điều chỉnh cho phù hợp nhất.
Cấu trúc trong gia đình
Cấu trúc trong gia đình là sau giờ ăn tối thì cả nhà sẽ ăn hoa quả. Cấu trúc trong gia đình là bàn chải đánh răng của mỗi người sẽ có màu sắc khác nhau, kem đánh răng úp xuống hay đặt ngửa lên.
Vậy chúng ta phải tạo ra hình ảnh để có chuỗi cấu trúc. Như vậy thì đứa trẻ sẽ không mông lung vì quá nhiều thứ cần cấu trúc.
Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!
YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial
Website: https://cohuyenanphu.com