Giao tiếp là 1 phần không thể thiếu đối với mỗi con người. Đó là cách chúng ta vận hành cuộc sống của mình. Và khi chúng ta giao tiếp thành công với con sẽ giúp chúng ta sử dụng thời gian và nguồn lực tối ưu nhất để chăm lo cho bản thân và gia đình. Vậy hôm nay cô Huyên sẽ chia sẻ với các cha mẹ bí quyết để giao tiếp thành công với con.

  1. Nguyên tắc “I want”

Tư duy đầu tiên chúng ta cần cài đặt đó là tư duy về việc nói những điều mình muốn. Cha mẹ nào cũng muốn con ngoan ngoãn, thông minh, hiểu chuyện. Nhưng trong hành trình con khôn lớn, chúng ta lại đang sử dụng cách thức sai. 

Ví dụ khi con chưa giải được 1 bài toán thì ngay lập tức chúng ta sẽ nói con dốt. Hay chúng ta muốn con trở thành 1 đứa trẻ chăm chỉ nhưng khi chúng ta đi làm về, thấy con đang chơi điện thoại thì ngay lập tức chúng ta sẽ nói rằng con thực sự rất lười.  

Như vậy, chúng ta đang nói điều chúng ta không muốn nó xảy ra. Bộ não con người được lập trình như 1 cái máy tính. Nó sẽ trình chiếu những gì mà con nghe được. Vậy nên hãy truyền đạt chính xác những điều mình muốn với con. 

  1. Lập trình tư duy đúng từ nhỏ

Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ con không biết gì và lớn lên tự khắc con sẽ thay đổi. Vậy nên chúng ta nuông chiều con cái. Chúng ta có thể thấy mối quan hệ với con khá thuận lợi khi con còn nhỏ. Nhưng khi lớn lên, tư duy của con không tự thay đổi được. 

Vì bộ não đã quen với sự nhàn rỗi nên khi gặp khó khăn thì lập tức bộ não sẽ cảm thấy khó và tự ra tín hiệu trì hoãn, dừng lại hay bỏ cuộc. Đó chính là cách thức khiến nhiều người thất bại. 

Bên cạnh đó, những đứa trẻ được nuông chiều từ bé, không phải làm việc nhà thì kỹ năng phối hợp vận động, vận động tinh và vận động thô của trẻ không được rèn giũa, lớn lên trẻ sẽ trở thành những người vụng về, vị kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. 

Khi ở chung với người khác, con sẽ khiến mọi người xung quanh khó chịu. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự đứt gãy trong giao tiếp. Con không có cơ hội kết nối với những người có thói quen tích cực nên cơ hội để con thành công sẽ ít đi. 

Vì vậy cha mẹ cần phải có tư duy về việc thiết lập các thói quen tích cực cho con từ bé. Hãy bắt đầu từ kỹ năng tự phục vụ bản thân. Sau đó là hỗ trợ và thực hiện những công việc nhà. Càng làm việc nhà thì trẻ càng có khả năng sáng tạo và sự kiên trì, đồng thời sự yêu thương dành cho cha mẹ và gia đình cũng sẽ tăng cao.

  1. Rèn luyện thói quen tích cực

Tư duy thứ 3 đó là tư duy rèn luyện kiên trì thói quen tích cực. Có rất nhiều người cố gắng, nỗ lực ở 1 thời điểm nào đó, đến khi đạt được 1 kết quả rồi thì chúng ta dừng chân, nghỉ ngơi. Bộ não quen với việc hưởng thụ sung sướng, không muốn quay trở lại sự vất cả nữa. 

Ví dụ như việc tập thể dục, ăn rau xanh, đọc sách luôn tốt cho tất cả mọi người. Chúng ta đều biết điều đó nhưng chỉ 1 nhóm nhỏ kiên trì nỗ lực để tạo dựng được thói quen tích cực. Và đó chính là 5% những người ít ỏi trên thế giới thành công.

Khi chúng ta kiên trì nỗ lực và rèn luyện được thói quen tích cực điều đó thể hiện khi gặp khó khăn, bạn cũng là người nghị lực để giải quyết vấn đề. Trong các cuộc giao tiếp, không phải chuyện gì cũng đi theo hướng chúng ta mong muốn. Nhưng khi gặp rào cản thì những người có năng lực kiên trì sẽ nỗ lực đến cùng, bám trụ mục tiêu. 

Những người kiên trì là những người có mục tiêu và họ bám trụ con đường đó để đến được đích của họ. Họ cũng luôn tìm tới nhóm người cùng tần số để tạo dựng môi trường rèn luyện. Điều đó sẽ giúp họ dễ dàng có khả năng thành công hơn. 

Và tất nhiên khi họ kiên trì rèn luyện thói quen tích cực, họ thể hiện sự kiên trì và thái độ mong muốn kết nối thì cuộc giao tiếp của họ với những người xung quanh rất dễ đạt được thành công. 

4 bước để giao tiếp thành công

Tư duy tiếp theo là 4 bước để giao tiếp thành công. Đây là 4 bước chìa khóa mở cửa tâm hồn con trẻ. Bước 1 là nói lên những điều mình nhìn thấy. Bước 2 là nói ra cảm xúc của mình ở thời điểm đó. Bước 3 là nói lên những hành động mà mình mong muốn được  hướng tới từ đối tác. Bước 4 là nói về niềm tin của mình đặt lên đối tác. 4 bước này giúp chúng ta dễ dàng có được những điều mình mong muốn. 

Ví dụ thực tế

Ví dụ như khi nhìn thấy con đang nỗ lực hết khả năng để lau cầu thang. Mình muốn khen con và ghi nhận hành động đó cũng như kích hoạt để hành động đó được duy trì nhiều hơn và tốt cho tương lai của con. Thì chúng ta có thể nói như sau: “Mẹ nhìn thấy hôm nay con đã lau cầu thang rất chăm chỉ. Mẹ thật sự rất tự hào khi nhìn thấy con làm việc nhà giúp cha mẹ. Hành động của con đã giúp mẹ cảm thấy mình được con quan tâm, hỗ trợ và điều này sẽ duy trì trong một thời gian rất dài, giúp cho con rất nhiều trong hành trình triển của con. Và mẹ tin con sẽ làm tốt công việc nhà giúp cha mẹ. Đó là điều mà cha mẹ rất tự hào về con.”

Khi mình đưa ra được đầy đủ 4 yếu tố thì con sẽ cảm thấy thích làm việc nhà để hỗ trợ cha mẹ. Nhiều người nói rằng đây là thao túng tâm lý của con để yêu cầu con làm việc nhà thì bố mẹ mới vui. Nhưng các cha mẹ hãy nghĩ thoáng ra thì đây là 1 hành trình rèn luyện thói quen, kỹ năng làm việc nhà để hỗ trợ cha mẹ cũng như xây dựng được tình yêu lao động và khả năng vượt khó cho con. 

Nhắn nhủ cho cha mẹ

Đó chính xác là hành trình cha mẹ sử dụng sức mạnh ngôn từ để giúp con được ghi nhận, giúp con nhận ra cảm xúc của người khác với hành động của con và giúp con biết được hướng làm tiếp cũng như biết được những việc mình làm có ý nghĩa gì cho mọi người. Điều đó cũng giúp con cảm nhận được người khác đặt niềm tin vào mình, nhận thức được mình có vị trí, vai trò và giá trị tự thân gì. 

Khi cha mẹ cài đặt được những tư duy trên thì trong giao tiếp chúng ta sẽ đạt được những thành công về kết nối. Và những thông điệp chúng ta đưa ra để đàm phán cũng dễ dàng đạt được. 

Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!

YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial

Website: https://cohuyenanphu.com

Facebook Comments Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *