Nhiều phụ huynh chia sẻ con của họ thường xuyên phàn nàn về mọi chuyện và họ thực sự bối rối không biết phải dạy con như thế nào cho đúng. Vậy hôm nay cô Huyên sẽ chia sẻ với các cha mẹ chúng ta nên làm gì để ứng phó với trường hợp này. 

Phàn nàn là gì?

Phàn nàn có nghĩa là giải thích, kêu ca khi không đạt được những điều mình muốn. Khi đó chúng ta rơi vào trạng thái không hạnh phúc và rất dễ phàn nàn về những điều chúng ta gặp phải. Phàn nàn như 1 cách lý giải cho các vấn đề tại sao họ không đạt được kết quả mong muốn và cũng là cách để họ trì hoãn công việc họ không muốn làm. 

Khi mọi thứ đều tích cực và đi theo vòng quay kỳ vọng mục tiêu của bản thân thì chúng tra sẽ không phàn nàn. Nhưng khi không đạt được kỳ vọng thì lập tức chúng ta sẽ bao biện hoặc phàn nàn cho các vấn đề xảy ra khiến ta không đạt được mục tiêu đó. 

2 nhóm người trong khoa học tâm thức

Khoa học tâm thức chia thế giới thành 2 nhóm người: Người đứng ở vùng nguyên nhân (trên dòng kẻ) và đứng ở vùng hậu quả (dưới dòng kẻ).

Nghiên cứu cho thấy số ít những người thành công, những người chiếm phần lớn tài sản trên thế giới là những người đứng trên dòng kẻ, đứng ở vùng nguyên nhân. Còn nhóm đông dân số nhưng lại chiếm ít tài sản trên thế giới đang là những người vật vã tìm thành công hoặc đang nỗ lực mà chưa cảm thấy hạnh phúc. Đó là những người đứng ở dưới dòng kẻ, đứng ở vùng hậu quả. 

  1. Nhóm dưới dòng kẻ

Nếu con chúng ta đang là những đứa trẻ phàn nàn thì con đang đứng dưới dòng kẻ. Đó là những người bi quan, nhìn ngắn, nghĩ ngắn, cái gì họ cũng thấy biết rồi. Lúc nào họ cũng cảm thấy bản thân bị ngăn cấm bởi lý do nào đó trong cuộc sống nên họ không hoàn thành được một cái gì đó. 

Họ đổ lỗi, họ vô ơn, phàn nàn, đau khổ, họ đưa ra vô vàn lý do để trì hoãn. Họ không tin mình đủ năng lực mạnh mẽ để thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ của mình. Đó là những người bị động, không có năng lượng mạnh mẽ và mong muốn tham gia giải quyết vấn đề. 

Khi gặp vấn đề, họ than trời than đất, họ thấy vấn đề là 1 thứ rất kinh khủng và không dễ dàng đón nhận được. Nếu con chúng ta ở dưới dòng kẻ thì cơ hội thành công của con còn rất dài, đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn nữa. 

  1. Nhóm trên dòng kẻ

Những người đứng ở vùng nguyên nhân (trên dòng kẻ) luôn lạc quan và có tầm nhìn rất xa. Đó là những người nghĩ dài, luôn chịu trách nhiệm cho mọi vấn đề. Họ luôn yêu thương, biết ơn với mọi vấn đề xảy ra. Họ có nội lực mạnh mẽ, sẵn sàng đón nhận bất kỳ nhiệm vụ, công việc gì và luôn mong muốn nỗ lực để giải quyết mọi vấn đề. 

Họ làm việc và tận hưởng cảm giác hạnh phúc, họ đón nhận thất bại như bài học. Họ là những người luôn tôn trọng người khác, biết nói lời xin lỗi. Họ là những người có mong muốn học tập cả đời, luôn muốn chia sẻ và giúp đỡ người khác. 

Khi có vấn đề xảy ra, họ luôn nghĩ mọi việc theo chiều hướng tích cực. Họ luôn nghĩ rằng mọi việc đều có yếu tố xuất phát từ bản thân và họ chịu trách nhiệm 100% cho các vấn đề đã xảy ra. 

Những người ở trên dòng kẻ không bao giờ phàn nàn. Còn người ở dưới dòng kẻ thì phàn nàn mọi thứ. 

Ví dụ thực tế

Nếu trời đột ngột đổ mưa, không mang áo mưa và bị ướt người thì người trên dòng kẻ sẽ nghĩ là hôm nay thời tiết thật mát, mưa thì không khí sẽ sạch hơn, cây cối sẽ tốt tươi. Mình sẽ đi nhanh về nhà nào. Họ nghĩ theo chiều hướng tích cực, mọi thứ xảy ra tuyệt vời và tìm cách để giải quyết vấn đề. Bởi khi cảm xúc tích cực đi lên thì chỉ số IQ cũng sẽ tỏa sáng, hoạt động tốt hơn. 

Ngược lại, người ở dưới dòng kẻ sẽ cảm thấy bực mình. Suy nghĩ tiêu cực khiến họ có cảm xúc tiêu cực và IQ sẽ giảm xuống. Khi đó, họ không có đủ dự minh mẫn, thông thái để đưa ra sự lựa chọn.

Tại sao việc dạy con thôi phàn nàn là quan trọng?

Có rất nhiều điều xảy ra trong cuộc sống khiến chúng ta là những người đứng ở dưới dòng kẻ. Chúng ta đổ lỗi, phàn nàn, từ chối các bài học. Và khi chúng ta từ chối các bài học thì cơ hội sẽ trôi qua. Bởi bài học chỉ đến trong thất bại. 

Cơ hội không đến 1 cách dễ dàng để chúng ta nhìn ra được. Cơ hội thường rất ranh mãnh, nó đến bằng cửa sau bằng cách trà trộn vào các vấn đề. 

Khi con phàn nàn, con dễ chối bỏ trách nhiệm hoặc dễ có lý do để ngụy biện cho những hành động của con thì con đang từ chối giải quyết vấn đề. Nó đồng nghĩa với việc con đang đánh mất các cơ hội. 

Khi con đứng trên dòng kẻ thì con sẽ chịu trách nhiệm nhìn nhận mọi vấn đề từ góc độ của bản thân mình, sau đó học bài học để giải quyết được vấn đề. Khi đó cơ hội sẽ hiển lộ rõ ràng và khi con nắm bắt được cơ hội là lúc thành công sẽ đến với con. 

Giải pháp cho cha mẹ khi con phàn nàn

  1. Xây dựng mô thức hành vi mẫu tích cực

Đầu tiên, trước khi chúng ta dẫn dắt con ngừng phàn nàn thì chúng ta phải là những người ở trên dòng kẻ, phải là những người cha mẹ có mô thức hành vi mẫu 1 cách tích cực, là những người đứng ở nhóm nguyên nhân. 

Chúng ta luôn chịu trách nhiệm, yêu thương, sẻ chia, sẵn sàng tham gia giải quyết mọi vấn đề. Chúng ta thích học tập, biết xin lỗi và luôn nghĩ tôi có thể làm được tất cả mọi việc, tôi có năng lượng mạnh mẽ, tôi tự hào về bản thân mình và tự hào cả những người khác, biết khen ngợi người khác, động viên người khác. 

Đó là mô thức hành vi mẫu tích cực ở trên dòng kẻ. Cha mẹ phải làm được thì con chúng ta mới học tập để làm theo. Bởi hành trình sống, môi trường gia đình có tác động rất quan trọng đối với sự phát triển của con. 

Khi cha mẹ là những mô thức tích cực thì con sẽ soi gương vào những gì cha mẹ làm và nỗ lực làm theo. Bởi môi trường xung quanh con là vùng trên dòng kẻ thì con sẽ sẵn sàng đón nhận và hòa nhập vào thế giới vùng nguyên nhân của cha mẹ. 

  1. Lập trình tư duy tích cực cho con

Nếu con không nhìn được những mô thức hành vi mẫu của cha mẹ mà vẫn đứng ở dưới dòng kẻ thì cơ thể con cần sự yêu thương nhiều hơn nữa từ cha mẹ.

Có thể con đang gặp khó khăn về các thông tin, sự kiện đầu vào để tạo ra lập trình tư duy. Những gì con thể hiện ra là bởi trong tư duy và suy nghĩ của con đang chưa thực sự đúng đắn. 

Chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn với con, tạo nhiều bối cảnh để chia sẻ và lắng nghe con nhiều hơn. Chúng ta cần cho con thêm thông tin tích cực để cài đặt những điều đúng đắn cho con. Như vậy con mới có lập trình tích cực để thể hiện ra những điều tích cực. 

  1. Hiểu sự phát triển của con

Con cái được sinh ra từ cha mẹ không có nghĩa cha mẹ thế nào thì con thế đó. Bởi hành vi của con người được quy định bởi mã gen và mã gen của con là lựa chọn ngẫu nhiên từ 50% gen của cha và 50% gen của mẹ. Mà cha mẹ mang 2 bộ NST khác nhau, 2 mã gen khác nhau. 

Giả định cha mẹ đã làm được những điều tích cực, đã đứng trên dòng kẻ nhưng con đang ở dưới dòng kẻ. Điều này không có nghĩa rằng đó không phải con mình và con cũng không phải đứa trẻ quá đáng trách. 

Mà chúng ta cần phải hiểu sự phát triển của con. Chúng ta cần cho con thêm bối cảnh, trải nghiệm, thêm thời gian để trưởng thành. Chúng ta sẽ để con tự nới lỏng tư duy của mình. Con sẽ quan sát thế giới bằng đa giác quan, đón nhận những điều tích cực từ môi trường bạn bè, nhà trường và từ trải nghiệm trong cuộc sống để có những bài học.

Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!

YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial

Website: https://cohuyenanphu.com

Facebook Comments Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *