Nhiều phụ huynh băn khoăn làm thế nào để con mình chủ động thực hiện các công việc và chịu trách nhiệm cho những quyết định của bản thân. Cũng như là con sẽ có cảm xúc tích cực trong quá trình thực hiện các công việc trong gia đình hay các nhiệm vụ cá nhân. Vậy hôm nay cô Huyên sẽ chia sẻ với các cha mẹ 3 bước để khắc phục tình trạng này.
Siêu cảm xúc
Thường chúng ta nghĩ một số việc là cần phải làm và nó là bổn phận cuộc sống để trở thành những người cha mẹ mẫu mực nuôi con thành công. Vậy nên chúng ta luôn làm việc trong tâm thế là ta phải làm. Chúng ta đặt cả những kỳ vọng cho con và nếu con không đáp ứng được thì chúng ta sẽ có cảm xúc không tích cực với con.
Những kỳ vọng của cha mẹ về các bổn phận cuộc sống là siêu cảm xúc. Nó rất kinh khủng và chi phối cảm xúc của cha mẹ và ảnh hưởng tới cảm xúc của con. Ví dụ con không đạt được kỳ vọng thì siêu cảm xúc bên trong cha mẹ có thể là sự thất vọng hay những ký ức trong quá khứ trỗi về.
Và cái siêu cảm xúc ở đây nó ẩn sâu bên trong là cái tự trọng của cha mẹ, nó là nỗi sợ ở bên trong của cha mẹ chính là sợ bản thân không được ghi nhận mình là những người cha mẹ mẫu mực và biết dạy con. Và nó ảnh hưởng rất lớn đến hành động, lời nói, cử chỉ của chúng ta đối với con về cả quyết định chúng ta phạt con hay không. Chính vì thế muốn làm chủ cảm xúc thì chúng ta phải hiểu chính mình. Vấn đề chính là cảm xúc xấu bên trong cha mẹ.
3 bước giúp xác định mục tiêu và học cách tự chịu trách nhiệm
3 bước giúp cho chính bản thân của những người làm cha mẹ gỡ dần siêu cảm xúc bên trong và chuyển hóa từ những việc phải làm sang những việc muốn làm. Và sau đó chúng ta sẽ áp dụng với con để xây dựng tính trách nhiệm và chủ động trong con.
Tôi muốn làm gì
Đầu tiên cha mẹ dùng 1 tờ giấy A4, giấy màu càng tốt để thu hút sự chú ý của con. Chúng ta sẽ đưa giấy cho con để con viết tất cả những điều con muốn. Và nên ngồi trong 1 không gian tập trung để viết. Chúng ta phải sống thật với chính mình..
Sau khi con viết xong thì chúng ta hãy đọc lại cho con nghe hoặc cho con tự đọc lại để con nhận diện chính xác những điều hiện tại con muốn và mình cũng hiểu con hơn. Đó là bước đầu quan trọng để kết nối với con.
Tôi có thể làm gì
Cha mẹ sẽ chuẩn bị 1 tờ giấy A4 khác để con viết những điều con có thể làm từ list những điều con muốn làm. Ví dụ như có 20 điều con muốn làm thì trong tờ giấy này lọc khoảng 8 điều con có thể làm. Và cần phải phân tích rõ ràng, ví dụ con có thể chơi game nhiều như con muốn hay không. Những điều khó có thể đạt được cần phải loại bỏ ra khỏi list ban đầu, chỉ giữ lại những điều tôi có thể làm được.
Tôi sẽ làm gì
Chuẩn bị một tờ giấy A4 khác, đặt hết quyết tâm và lọc ra những hoạt động con sẽ làm từ danh sách ở bước 2. Và cần giới hạn tất cả những việc này con sẽ làm trong khoảng thời gian nào: trong hôm nay, trong tuần này, … để chúng ta có thể kiểm tra lại để chúng ta ghi nhận hoặc là hỗ trợ con trong hành trình con thực hiện các hoạt động đó. Phải đảm bảo rằng đó là những việc đo lường được, cụ thể, rõ ràng và có tính thực thi và có thời gian để kiểm tra.
Vậy sau bước thứ 3 thì chúng ta cần làm gì nữa để con có động lực làm? Khi một người viết ra những điều họ sẽ làm, không có gì đảm bảo rằng ngày hôm đó họ sẽ làm được những điều họ viết. Bởi vì chẳng có ai chịu trách nhiệm cho cuộc đời của họ thay họ cả. Vậy nên còn 1 bước nữa là bước thứ 4. Khi con viết ra danh sách những việc con sẽ làm thì hãy cho con tưởng tượng cảm xúc khi con làm việc mà con đã viết trong danh sách đó. Và hãy viết tất cả những điều con cảm thấy đó ra.
Trong trường hợp con có tưởng tượng không tích cực về một hoạt động nào đó thì chúng ta hãy hướng dẫn con cứ trung thực để biết tất cả cảm xúc của mình và để chúng ta cũng hiểu được con, điểm nào là điểm khó đối với con, điểm nào là điểm mà trẻ thích nhất và chúng ta dễ kết nối với trẻ.
Lưu ý cho cha mẹ
Có nhiều trẻ được nuôi dưỡng trong một môi trường gia đình quá tự do về cảm xúc, có nghĩa là trẻ được đáp ứng một cách thoải mái những điều trẻ muốn. Chính vì vậy tính trách nhiệm của trẻ trong gia đình không cao. Và trong trường hợp đó, để sử dụng phương pháp trên sẽ có một chút vấn đề cần xem xét.
Ví dụ trẻ viết cả vào 3 tờ giấy rằng con không muốn tham gia kỳ thi, con có thể không tham gia vào các kỳ thi và con sẽ không tham gia vào các kỳ thi của nhà trường. Trường hợp con cố tình viết những điều thuộc về trách nhiệm, bổn phận của con thì có một lưu ý cho các cha mẹ. Đó là chúng ta phải cho con hiểu được vai trò hoặc giá trị của tính chịu trách nhiệm trong cuộc sống và chúng ta sẽ ghi chép một cách trung thực nhất những điều con muốn.
Ví dụ khi con viết rằng con sẽ không tham gia kỳ thi cuối năm đó thì chúng ta sẽ cho con tưởng tượng về tâm trạng, cảm xúc của con khi làm như vậy. Chúng ta sẽ ghi lại, viết lại những thông tin đó và cha mẹ cần phải đón nhận và tôn trọng quyết định của trẻ. Điều quan trọng chúng ta có dám phá rào cản bổn phận cha mẹ để dạy cho con một bài học về việc con phải chịu trách nhiệm cho những điều con quyết định.
Ví dụ con lo lắng là bây giờ con cần phải làm gì để giải quyết. Vậy thì mình sẽ hỏi tiếp con có nghĩ ra cách nào không? Chúng ta cần ghi nhận và đồng ý với những điều con sẽ làm nhưng luôn khuyến cáo con phải là người chủ động chịu trách nhiệm cho những gì mà con quyết định. Bên cạnh đó, hãy cho con biết những điều gì có thể xảy ra khi con làm như vậy. Và trao cho con toàn quyền quyết định, cho con phải chịu trách nhiệm cho vấn đề đó.
Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!
YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial
Website: https://cohuyenanphu.com