1. Dạy cho con cách tôn trọng mọi cảm xúc

Chúng ta cần phải dạy cho các em bé từ giai đoạn mầm non hiểu được các trạng thái cảm xúc và gọi tên được cảm xúc đó ra. Ví dụ khi chúng ta chơi cùng với con và hai mẹ con của chúng ta đang cười với nhau thì chúng ta hãy nên làm mẫu và nói mẫu với con rằng: “Vui quá, vui quá”. Khi đó con cũng hiểu được vui là gì. 

Sau khi con đã hiểu được các trạng thái cảm xúc là gì, diễn ra trong bối cảnh như thế nào và gọi tên được các cảm xúc, chúng ta cần dạy cho con cách tôn trọng mọi cảm xúc. Và chúng ta phải là mô thức hành vi mẫu cho con. Ví dụ khi con khóc chúng ta không yêu cầu con phải dừng lại mà để con có cơ hội được thể hiện cảm xúc của mình. 

  1. Sẻ chia cảm xúc 

Dạy cho con rằng mình được quyền thể hiện cảm xúc của mình ra. Ví dụ khi con vui, con buồn, con sợ hãi, … thì con có quyền thể hiện ra điều đó. Và cha mẹ phải là những người làm mẫu cho con. Ví dụ như khi chúng ta đi làm về, con chạy lại ôm chân. Chúng ta cảm thấy rất vui, rất thoải mái. Thì cha mẹ cũng thể hiện cảm xúc lúc đó của mình ra. Chúng ta có thể nói: “Con đáng yêu quá, mẹ cảm thấy rất vui…”

  1. Tạo cho con một không gian để con xả cảm xúc ra ngoài

Nhiều người cho rằng, quản lý cảm xúc tốt chính là phải khống chế hoặc kìm nén những gì đang cảm nhận. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi cảm xúc được kìm nén quá lâu có thể ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe. Vì vậy chúng ta cần xả cảm xúc tiêu cực của mình ra ngoài. Cha mẹ cần nhận biết được khi nào cảm xúc của con quá tải và cần cho con một không gian riêng để con xả nó ra. 

  1. Giúp con hình thành các cách thức để quản lý được cảm xúc của mình

Ví dụ có những phụ huynh mà khi con tức giận, con muốn đập phá một một cái gì đó thì họ chuẩn bị một cái góc phòng riêng ở trong gia đình, để mỗi lần con có cái cảm xúc tiêu cực con sẽ vào căn phòng đó để làm tất cả những gì con muốn. Và đó là lúc mà con có một cách thức để con xả cái cảm xúc đó ra. Và chỉ như vậy thì con mới thoải mái và dễ chịu.

Hoặc là cũng có rất nhiều cha mẹ khi con lớn lên thì họ đã tìm đến các nhà tâm lý để hỗ trợ con ví dụ như kỹ thuật cho con đóng kịch để con xả vai. Hoặc có những phụ huynh chuẩn bị cho con những tấm biển có những ký hiệu, câu nói để khi con quá tải cảm xúc, con không muốn nghe ai đó thì con sẽ giơ ra. 

Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!

YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial

Website: https://cohuyenanphu.com

Facebook Comments Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *