Nếu như con của mình trong giai đoạn Mầm non (0 – 6 tuổi) thì những kỹ năng này là những kỹ năng mà chúng ta phải cực kỳ chú ý để có thể hỗ trợ con. Để con lớn lên chủ động hơn trong mọi việc, các cha mẹ hãy dạy con 4 kỹ năng này càng sớm càng tốt.
-
Khả năng đọc
Khi một đứa trẻ được sinh ra, đồ chơi đầu tiên mà người Do Thái đưa cho con của mình chính là Kinh thánh – cuốn sách kinh điển của người Do Thái. Và người ta còn bôi mật ong ở trên Kinh thánh để khi con bỏ cái cuốn sách đó vào trong miệng, nếm được cái vị ngọt của mật ong để cảm nhận sách chính là vị ngọt đầu đời và đứa trẻ nó cảm thấy ở đâu có sách thì nó sẽ tìm đến để xem, để đọc.
Hãy hỗ trợ để con biết đọc sớm. Vì đó là khả năng tiền đề đầu tiên để giúp cho những cái kỹ năng tiếp theo phát triển.
Chúng ta có thể cho con tiếp cận với sách ở xung quanh nhà. Không cần phải là những cuốn sách nhiều chữ đâu, tranh cũng được, chuyện cũng được, thậm chí sách nói cũng được. Miễn là cho con của chúng ta được tiếp cận nhiều, được sờ, được chạm, được sử dụng, thì con sẽ hình thành một thói quen. Sách cho con những vốn từ, những ý tưởng. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy dành thời gian để đọc sách với con hàng ngày. Khi chúng ta đọc sách với con hàng ngày thì chúng ta cũng sẽ có một cách thức giao tiếp với con. Chúng ta sẽ có những thông tin để chia sẻ qua lại với con sau khi đọc cuốn sách đó.
Khi có kỹ năng tiền đề về đọc rồi thì con cũng sẽ có thói quen tìm kiếm thông tin từ sách, và con sẽ có được rất nhiều thông tin ngay cả khi ở nhà, không cần phải ra ngoài nữa. Và tất nhiên là không phải con chỉ cần kĩ năng đấy. Nhưng nó là một trong những kỹ năng mà sau này giúp con có khả năng học tập và tiếp thu kiến thức tốt. Đó là một khả năng rất quan trọng. Và nếu như một em bé trong giai đoạn mầm non mà được xây dựng điều này thì nó thể thật sự là có ý nghĩa và thật sự là tốt để con bắt đầu vào hành trình học tập.
-
Khả năng về nhận thức thời gian
Nếu như chúng ta muốn con sau này trở thành một người kỷ luật, có quy tắc và làm việc một cách tập trung hơn thì yếu tố quan trọng đó là yếu tố thời gian. Vậy thì chúng ta phải dạy cho con mình kỹ năng gọi là khả năng nhận thức về thời gian ngay từ bé, ngay trong giai đoạn con mình học mầm non.
Bằng cách là đặt đồng hồ ở tất cả phòng trong nhà để con được làm quen.
Ví dụ chúng ta cho con ăn với một cái đồng hồ ở trên bàn. Và nói sau 40 phút tiếp theo là con phải đứng lên. Ngay cả thời điểm đó con của chúng ta có khóc vì đang muốn ăn nữa thì con cũng phải kết thúc bữa ăn. Và chúng ta nói, chúng ta làm được với con thì bản thân chúng ta cũng phải làm được điều đó. Ví dụ thời gian ăn của gia đình là 1 tiếng hoặc là trong vòng 1 tiếng 30 phút. Thì hết thời gian đó chúng ta cũng quay lại cái công việc của chúng ta hoặc chúng ta bắt đầu sang 1 tiếng công việc khác. Thì đứa trẻ sẽ bắt đầu theo cha mẹ. Và con mình cũng sẽ có nhận thức về thời gian.
Để sau này khi con mình vào lớp 1, chúng ta nói rằng là con sẽ ngồi làm bài toán này trong thời gian 15 phút, là lúc mà con nhìn kim đồng hồ sẽ chỉ đến số 3 thì sẽ kết thúc. Con mình sẽ tập trung vào để thực hiện và con sẽ hiểu được quy tắc của thời gian.
-
Khả năng tập trung nghe
Thường thì với các bạn rối loạn phát triển các bố mẹ sẽ rất dễ nhận ra việc cái khả năng tập trung nghe của con mình đó là tốt hay không tốt để chúng ta đưa con đi đánh giá. Nhưng với những bạn phát triển bình thường, con vẫn nghe bình thường nhưng mà chúng ta sẽ thấy cái khả năng tập trung của con là không có nhiều. Nên khi mình giao việc là con sẽ làm được 1 nửa việc thôi. Và khi mình hỏi thì con bảo con không nghe mẹ nói như vậy. Thậm chí có những bạn học cấp 2 cấp 3 rồi, các bạn cũng vẫn không nghe được hết những nhiệm vụ, yêu cầu của bài giảng của thầy cô. Và đó cũng là một cái khó khăn của các bạn khi trưởng thành rồi mà cái khả năng tập trung nghe không tốt.
Bây giờ có rất nhiều cha mẹ cố gắng xây dựng cho con không gian yên tĩnh để học tập và phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình học tập để tiếp nhận kiến thức, không tránh khỏi việc những yếu tố bên ngoài tác động vào khiến con bị xao nhãng. Ở môi trường mầm non, các con học đông với nhau mà. Thậm chí các con còn lao xao qua lại. Vì vậy, con cũng phải học cách tập trung lắng nghe những điều con thật sự thích, những điều con thật sự mong muốn có được.
Tại những cái môi trường có nhiều sự tác động bên ngoài hoặc là có những âm thanh đưa vào hoặc là kể cả những môi trường ồn một chút nhưng con vẫn nghe được những điều con cần phải nghe thì đó chính là khả năng tập trung nghe. Hãy cho dạy cho con kỹ năng năng lọc những âm thanh không tốt, những tạp âm cản trở con tiếp thu thông tin của mình.
Bởi vì mình cần lựa chọn để nghe những thứ tốt đẹp nhất chứ không phải cái gì mình cũng nghe. Khi con mình được dạy kỹ năng nghe chọn lọc và nghe chủ động thì sau này lớn lên con mình cũng sẽ bỏ ra ngoài những thứ không cần phải nghe và nghe những thứ mà bản thân con thích. Và kể trong môi trường ồn đến mấy, hoàn cảnh đến mấy thì con vẫn có thể tìm ra những thông tin, kiến thức mà con thích để con ghi nhớ.
-
Khả năng tập trung nhìn
Nhìn là một cái cách thức để chúng ta có thể sao chép lại hành động. Nó sao chép lại tất cả những người chúng ta thấy được và thậm chí là em bé mà trong giai đoạn từ 0 – 3 tuổi, các con có một cái năng lực đặc biệt đó là khả năng học thuộc nguyên mẫu có thể các con học thuộc nguyên bản của những gì các con nhìn thấy, bộ não chụp nguyên bản cái khuôn mặt của chúng ta nên là kể cả khi hai người cùng sinh đôi chúng ta có thể không phân biệt được nhưng một đứa trẻ hoàn toàn có thể.
Việc con mình được học và được hướng dẫn khả năng học nhìn từ lúc bé vào giai đoạn mẫu giáo sẽ giúp cho con sau này có khả năng gọi là chú ý để nhìn, chú ý để theo dõi. Và khi con có khả năng tập trung nhìn, con cũng sẽ phát triển khả năng tưởng tượng của mình rất tốt.
Và đó là những kỹ năng rất quan trọng trong giai đoạn mầm non mà chúng ta cần phải dạy để con mình phát triển. Con sẽ phải có tổng hòa 4 kỹ năng cô Huyên vừa chia sẻ ở trên. Hãy trang bị cho con đầy đủ các kỹ năng về cuộc sống. Kỹ năng giống như là ngôi sao hy vọng hỗ trợ con người ta vượt qua khó khăn để vận hành của sống. Nó sẽ làm tốt được những cái công việc trong tương lai.
Hành trình chúng ta dạy con càng sớm thì não bộ của con càng có nhiều thức ăn, có nhiều kiến thức thì con mình sẽ có nhiều sự lựa chọn. Con mình sẽ có nhiều mục tiêu, nhiều ý tưởng thì con sẽ trở thành những người tư duy và lựa chọn điều tốt nhất để thành công.
Và để làm được điều đó cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên để đón nhận thêm nhiều giá trị tuyệt vời nhé!
YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial
Website: https://cohuyenanphu.com