Nhiều phụ huynh tâm sự rằng con không có tính kiên trì. Điều này làm suy giảm khả năng chú ý cũng như con không thể hoàn thành công việc với một kết quả tốt. Vậy hôm nay cô Huyên sẽ chia sẻ với các cha mẹ giải pháp để khắc phục tình trạng này. 

  1. Tập thở đúng cách

Con người ta chỉ có thể kiên trì trong trạng thái cảm xúc tích cực và một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và bình thường. Và 1 yếu tố cực kỳ quan trọng tác động đến thể lý của con người và giúp con người có cảm xúc tốt đó là nhịp thở của chúng ta. Vậy nên, nếu chúng ta muốn con có khả năng kiên trì thì chúng ta hãy dạy cho con thở đúng cách. Để con mình biết sử dụng nó trở thành công cụ giải quyết những cảm xúc tiêu cực trong giao tiếp mà người khác. Ví dụ như khi ai đó làm con không hài lòng, lúc đó để kiên nhẫn hơn thì con hãy cố gắng tập trung vào hơi thở của mình. Sau đó những cảm giác không tích cực bắt đầu vơi dần. Đó cũng chính là cách chúng ta bảo vệ bản thân mình và giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. 

  1. Trò chơi im lặng

Việc khuyến khích con trẻ thể hiện cảm xúc cá nhân là rất tốt. Nhưng bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần dạy con sự kiên trì để học cách lắng nghe người khác. Vậy nên chúng ta cần sử dụng trò chơi im lặng. Khi con còn bé, chúng ta có thể cho con im lặng 1 phút và nhìn người đối diện, nhìn xung quanh và không nói gì. Lớn lên một chút ta có thể tăng lên 2 phút. Dạy con quan sát xem mắt họ thế nào, miệng thế nào, họ đang thể hiện cảm xúc ra sao, họ đang muốn nói điều gì, mình có thể dự đoán cái gì sẽ xảy ra hay không? Con lớn lên một chút có thể tăng thời gian lên 5 phút, im lặng để nhìn mẹ, nhìn bố, nhìn bạn, nhìn cô, nhìn xung quanh. 

Bởi vì khi chúng ta im lặng, chúng ta sẽ sử dụng được tối đa giác quan để quan sát, lắng nghe, cảm nhận và học tập. Từ đó có thể hiểu được người đối diện hơn. Và khoảng im lặng đó đủ thời gian để con bình tĩnh và con suy nghĩ, lập trình được con sẽ nói gì cho phù hợp. Và đó là hành trình nền tảng để xây dựng tính kiên trì trong con. Thế nên chúng ta cần phải duy trì bài tập này liên tục hàng ngày, để hành trình tập luyện trở thành thành thói quen của con từ đó tạo nên hành vi tích cực. 

  1. Tạo bối cảnh chờ đợi

Cha mẹ cũng cần tạo cho con những bối cảnh để con phải chờ đợi. Ví dụ như đi siêu thị con phải xếp hàng để thanh toán, chờ đèn đỏ để qua đường, …  Qua đó con sẽ học được cách tôn trọng lượt, tôn trọng pháp luật cũng như đối mặt với tòa án lương tâm. Không chỉ vậy, ví dụ như ở sảnh chờ máy bay có khu vực bình thường và khu vực vip. Cha mẹ có thể dạy con nhìn thấy bức tranh cuộc đời, hình dung được sự khác biệt giữa điểm giàu và điểm nghèo và biết được rằng năng lực thế nào thì sẽ nhận được đãi ngộ tương xứng. Từ đó con sẽ quyết định con muốn trở thành người như thế nào, con có định hướng tương lai và vẽ ra những ước mơ của riêng mình. 

Bối cảnh quan trọng hơn nội dung. Bởi vì thay đổi bối cảnh thì nội dung cũng thay đổi. Nên nếu muốn con trở thành người kiên trì thì cha mẹ phải là người kiên trì trước. Cha mẹ phải là mô thức hành vi mẫu tích cực. Chúng ta phải rèn cho con tính kiên trì từ bé vì kiên trì là cả một hành trình cố gắng và nỗ lực. Cha mẹ hãy thể hiện, chia sẻ với con hàng ngày một cách khách quan. Ví dụ như hôm nay mẹ đã cố gắng vượt qua được những khó khăn và chinh phục được 5km marathon hôm nay. Con có thấy mẹ có kiên trì không không? Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể sử dụng những câu chuyện truyền cảm hứng để con có niềm tin rằng con sẽ làm được. 

  1. Ứng xử với con 1 cách bình tĩnh

Trên thực tế cha mẹ đặt rất nhiều kỳ vọng vào con. Nên khi con không đạt được những kỳ vọng đó thì cha mẹ có thể mất bình tĩnh và ứng xử không tích cực với con. Chúng ta không cho con cơ hội sai để làm lại. Khi cha mẹ làm ầm mọi chuyện lên thì đứa trẻ cũng hoảng hốt và cũng mất bình tĩnh theo. Chưa kể, con cũng sẽ học cách ứng xử của cha mẹ để giải quyết khi đứng trước các vấn đề. Và con sẽ có thể dùng những hành động không tích cực để đòi được quyền lợi của mình.

Ví dụ, khi cô giáo gọi cho chúng ta về việc con đánh nhau ở trường. Thì đầu tiên chúng ta cần suy nghĩ kỹ, hỏi han con, bình tĩnh để con ăn cơm, con tắm xong đã, quan sát xem con có biểu hiện như thế nào, con có muốn chia sẻ với mình không.

  1. Ưu tiên lợi ích lâu dài

Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ phải dạy con về hai mặt của một vấn đề. Rằng khi con làm cái này thì con sẽ được cái gì, mất cái gì. Và trong lợi ích thì có lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Cha mẹ hãy dạy cho con phân tích, xác định được lợi ích dài hạn và kiềm chế ham muốn trước mắt. Và điều đó cũng sẽ giúp cho con nuôi dưỡng suy nghĩ trong tương lai rằng trước khi con làm điều gì đó thì con sẽ tính toán, cân nhắc kỹ càng.

Không chỉ vậy, những thứ là lợi ích lâu dài nó mang giá trị cho rất nhiều người và khi làm được những điều đó thì con sẽ cảm thấy mình có giá trị hơn, hạnh phúc hơn. Vậy nên, cha mẹ hãy xây dựng cho con một hồn thật sự hướng thiện và có nội động lực. 

Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!

YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial

Website: https://cohuyenanphu.com

Facebook Comments Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *