Nhiều phụ huynh thắc mắc rằng chúng ta có nên cho con vừa ăn vừa xem điện thoại, TV, ipad, … hay không. Vậy hôm nay cô Huyên sẽ chia sẻ với các cha mẹ một số kiến thức để chúng ta giải đáp vấn đề này.
Lợi ích của việc vừa ăn vừa xem TV, điện thoại
Trong hành trình sinh sống cùng con, cha mẹ đóng rất nhiều vai trò và chịu rất nhiều áp lực. Chúng ta bị cuốn theo cuộc sống đó và chúng ta sống vội. Thời gian dành cho gia đình của chúng ta cũng bị ngắn lại. Vì vậy khi về nhà, chúng ta mong muốn con sẽ là những em bé ngoan, tự giác ăn uống, hiểu chuyện.
Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều em bé gặp khó khăn trong việc ăn uống. Điều đó khiến cha mẹ lo lắng, stress và thúc đẩy cha mẹ tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề ăn uống của con. Một trong những giải pháp tiện lợi nhất đó là sử dụng điện thoại, TV, ipad cho con xem những chương trình con thích khi con ăn.
Vừa ăn vừa xem như vậy thì đứa trẻ sẽ ăn nhanh hơn, ăn nhiều hơn và bữa ăn sẽ thoải mái hơn. Khi con vui thì cả nhà cũng cảm thấy vui và yên tâm về sức khỏe của con. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng sẽ tận dụng được thời gian để làm được nhiều việc hơn. Đó là những lợi ích khi cho con vừa ăn vừa xem điện thoại, TV, ipad,…
Tác hại của việc vừa ăn vừa xem TV, điện thoại
Vừa ăn vừa xem TV, điện thoại làm giảm máu về dạ dày
Ở 1 góc nhìn khác, hoạt động đó có thể mang lại thói quen tiêu cực. Khi chúng ta ăn là thời điểm hệ tiêu hóa hoạt động, đặc biệt là dạ dày và đường ruột sẽ hoạt động rất mạnh. Khi dạ dày co bóp, cần sự tập trung của rất nhiều mạch máu để giúp dạ dày có thể thực hiện tốt nhất công việc của mình và hệ tiêu hoá sẽ hấp thụ được tốt nhất các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tuy nhiên, khi chúng ta ăn và bị phân tâm vào việc xem TV, điện thoại, ipad thì ⅕ mạch máu trong cơ thể đã hướng về hỗ trợ hệ thần kinh. Số còn lại hoạt động với hệ tiêu hóa. Như thế, hệ tiêu hóa sẽ không đảm bảo được việc có thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng tốt nhất. Cảm nhận thị giác và vị giác sẽ bị suy giảm so với khi chúng ta chỉ tập trung vào việc ăn và tận hưởng những bữa ăn.
Vừa ăn vừa xem TV, điện thoại gây căng thẳng
Theo y học, trục đường ruột và dạ dày giống như bộ não thứ 2 của con người. Toàn bộ hệ vi khuẩn đường ruột và hành vi ăn uống của con người sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển hóa trong não bộ con người. Khi vi khuẩn đường ruột đa dạng, phù hợp và thoải mái sẽ tạo ra sự chuyển hóa tích cực trong hệ thần kinh làm cho con người cảm nhận được sự thoải mái trong bữa ăn. Nó cũng giúp hệ tiêu hóa hấp thụ được nhiều nhất các chất dinh dưỡng.
Ngược lại, khi chúng ta tập trung vào những hình ảnh, tập trung vào âm thanh khi xem điện thoại, TV, ipad sẽ tạo sự căng thẳng trong bữa ăn, làm ảnh hưởng tới những vi sinh đường ruột, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và chúng ta sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng tích cực nhất cho bữa ăn.
Chính vì những lý do trên mà các cha mẹ không nên cho con vừa ăn vừa xem điện thoại, TV, ipad. Điều đó sẽ khiến việc phát triển thể chất của con bị ảnh hưởng.
Giải pháp cho cha mẹ
Dưới đây là những gợi ý cho cha mẹ để hỗ trợ các em bé gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống.
Đảm bảo dinh dưỡng cho con
Trong trường hợp con ăn quá ít, con gặp vấn đề về việc ăn uống từ thời bé và bị suy dinh dưỡng thì chúng ta hãy đưa con đến bệnh viện để khám dinh dưỡng. Với những em bé bị rối loạn ăn uống như em bé bị tăng động giảm chú ý hay những em bé bị tự kỷ thì chúng ta cần quan sát và chú ý những món ăn em bé không thích và không ăn để tìm ra nhóm thực phẩm thay thế đảm bảo dinh dưỡng cho các em.
Với những em bé kén ăn, lười ăn thì chúng ta sẽ chú ý tới việc thực hiện các món ăn theo cách thức, hương vị con thích. Điều đó sẽ làm kích thích vị giác của trẻ và trẻ có xu hướng thích được khám phá món ăn, cảm nhận sự mới lạ.
Tôn trọng nhu cầu của trẻ
Mỗi trẻ sẽ có nhu cầu ăn uống khác nhau. Đôi khi trẻ không có nhu cầu ăn quá nhiều. Nó liên quan đến vận động và hoạt động hàng ngày của con. Vậy chúng ta hãy để cho các em được ăn theo nhu cầu của mình. Nếu con chưa thực sự cảm thấy đói thì con sẽ không hứng thú với việc ăn, con không cảm nhận được sự ngon miệng. Lúc đó bữa ăn sẽ không còn giá trị.
Vì nhu cầu sinh tồn của mình, con sẽ không để mình bị đói và khát. Khi cơ thể có nhu cầu, con sẽ bắt đầu lên tiếng. Và thời điểm đó thì quá trình kết nối và giao tiếp của con với những người xung quanh sẽ được thể hiện 1 cách chủ động. Khi đó con cũng sẽ cảm nhận đồ ăn ngon hơn, việc tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của con sẽ thuận lợi hơn. Cha mẹ cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Lúc đó chúng ta cũng cảm thấy việc chúng ta chuẩn bị đồ ăn cho con thực sự có ý nghĩa.
Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!
YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial
Website: https://cohuyenanphu.com