Cha mẹ luôn mong muốn con có thể tự lập và tự hoàn thành các công việc chăm sóc bản thân. Trong giai đoạn mầm non, từ 0 đến 6 tuổi, cha mẹ hướng tới dạy em bé những kỹ năng cá nhân. Và việc có thể tự đi vệ sinh là một trong số đó. Vì vậy hôm nay cô Huyên sẽ chia sẻ một số gợi ý để cha mẹ bắt đầu hành trình tập cho con đi vệ sinh và biến hành trình đó thành trải nghiệm, hưởng thụ.

 


Không có giới hạn về thời điểm bắt đầu nhưng theo nghiên cứu về sự phát triển của em bé thì trung bình khoảng 2,5 tuổi chúng ta có thể tập cho các em bé tự đi vệ sinh.

  1. Tạo thói quen ngồi bô cho trẻ 

Điều đầu tiên cha mẹ cần làm là mua một cái bô xinh xinh cho trẻ. Giai đoạn đầu nên mua kiểu cái bệt ngồi. Chúng ta có thể làm động tác giả: cho gấu ngồi lên bô để đi vệ sinh. Thậm chí con cho đồ chơi vào bô cũng không sao cả. Vì đây là giai đoạn con làm quen với bô. Để con có cảm giác là bô không làm cho con người ta đau mà bô đơn giản, rất an toàn. 

Tiếp đó, phải cho con làm quen với những từ mà liên quan đến việc đi vệ sinh. Diễn giải những hành động khi con ị, tè hay những hành động chúng ta đang làm với con, cho con vốn từ liên quan đến việc đi vệ sinh và những chất thải đó. Chú ý sử dụng ít từ vì khả năng nhận thức của con còn hạn chế.

Bố mẹ có thể cải thiện dần: Mỗi lần con đang đi vệ sinh thì mang bô ra. Nói với trẻ: “Ngồi bô đi”. Sau khi con đã ngồi thì chúng ta khen ngợi và động viên con. Khi con quen dần với bô, con biết ngồi bô là đi vệ sinh thì ta dạy con những thứ trong bô là bẩn, cần đổ vào bồn cầu và rửa tay cho sạch. 

  1. Tập cho trẻ vào nhà vệ sinh 

Khi nhận thức của con tăng lên, mỗi lần con muốn đi vệ sinh, con gọi mẹ ơi, chạy ra và muốn ngồi vào bô. 

Khi đó chúng ta rê dịch dần cái bô: “Ừ, đi ra nhà vệ sinh ngồi nhá, ngồi cho đỡ hôi nhá”. Vào trong nhà vệ sinh rồi thì cố gắng ngồi cùng trẻ. Vì khi chúng ta ngồi bên con trong lúc thay đổi bối cảnh là có người mang đến niềm vui và sự an toàn. Đứa trẻ sẽ thoải mái, dễ chịu hơn. Nếu chúng ta đưa con ra mà để con một mình, đóng cửa lại nữa thì con có thể không thích và chạy ra ngoài. Chúng ta ngồi trong đó và dạy con: “Đóng cửa lại nhá, đóng cửa lại để không ai nhìn thấy em ngồi bô” 

Hãy nhớ: Những đứa trẻ luôn cần cha mẹ bên cạnh để tập luyện, đặc biệt là những kĩ năng mới.

  1. Biến việc ngồi bô trở thành điều thú vị chứ không áp lực

Biến hoạt động đi vệ sinh thành trò chơi. Nếu con dùng bỉm, chúng ta phải nhìn nhận rằng tất cả các khó khăn của con không phải cố ý. Thực tế con đang gặp khó khăn không kiểm soát được, chúng ta phải hiểu và đồng cảm với con, không quá áp lực con. Dùng bỉm cũng là một cách giúp con tăng sự tự tin và cảm thấy được tôn trọng. 

Trước hết, chúng ta đồng ý với trẻ: “Mẹ đồng ý cho con dùng bỉm. Và con sẽ nói cho mẹ biết con định dùng bỉm đến bao giờ.” Sau đó, cha mẹ có thể cho con biết về những điều có thể xảy ra nếu con vẫn dùng bỉm khi đã lớn. Con cần tưởng tượng được hậu quả của việc này. Bên cạnh đó, đặt những câu hỏi hướng tới việc trẻ tìm được giải pháp. Và đứa trẻ phải tự đưa ra lựa chọn của mình.

Theo dõi thêm sức khỏe thể chất của con. Nếu con đã lớn (4 – 5 tuổi) mà vẫn phải dùng bỉm thì chúng ta nên đưa con đi khám.

Một lưu ý nhỏ cho cha mẹ là việc chúng ta sử dụng ngoại động lực như kẹo, bánh,… trong quá trình tập cho con trẻ ngồi bô. Nhưng việc đi vệ sinh là một kỹ năng cá nhân mà bản thân con phải làm để giữ mình sạch sẽ. Vì vậy cha mẹ nên chuyển kỹ năng mà ta dạy con thành động lực bên trong mà đứa trẻ nghĩ là đứa trẻ cần làm cho bản thân mình chứ không phải được yêu cầu làm. Bên cạnh đó có thể dạy con các kỹ năng khác như: sắp xếp giày dép, quần áo, … để con hiểu được sự khác nhau giữa sạch và bẩn, con sẽ học được cách đi vệ sinh nhanh hơn. 

Và để làm được điều đó một cách hiệu quả cũng như có một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé: 

YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial

Website: https://cohuyenanphu.com

 

Facebook Comments Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *