Test khả năng thấu hiểu người khác của trẻ
Các cha mẹ có thể sử dụng một bài test. Đó là test Sally-Anne.
Trường hợp thứ nhất con sẽ trả lời là gấu bông sẽ đi tìm viên bi ở trong tủ. Mình hỏi tiếp là tại sao con lại nghĩ là gấu bông sẽ đi tìm viên bi ở trong tủ? Thì con giải thích rằng vì búp bê đã lấy viên bi ở dưới cốc cất vào trong tủ. Trong trường hợp này, con đang sử dụng đôi mắt của con để trả lời và giải quyết vấn đề. Bởi đó là con đang nhìn thấy chứ trên thực tế, gấu bông không nhìn thấy điều này. Và con đang thuộc nhóm trẻ chưa biết đặt mình vào vị trí của người khác.
Trường hợp thứ 2 là những đứa trẻ biết đặt mình vào vị trí của người khác. Trẻ sẽ nói là bạn gấu bông sẽ đi tìm viên bi ở dưới cốc bởi vì trước khi đi vệ sinh thì gấu bông đã giấu viên bi ở đó. Vậy đó chính là khi con tách mình ra khỏi cái nhìn của riêng mình mà đứng ở góc nhìn của gấu bông. Bởi quy luật bình thường là chúng ta cất đồ ở đâu thì chúng ta sẽ tìm ở đó.
Và các cha mẹ có thể áp dụng để hỏi vợ/chồng mình luôn. Để thấy rằng tại sao chúng ta rất hay mâu thuẫn. Là bởi vì mỗi người đều nhìn nhận vấn đề bằng con mắt riêng của mình. Chúng ta đang sử dụng cái nhìn của mình để đánh giá mọi chuyện và chúng ta đang khái quát luôn vấn đề mà chúng ta nhìn thấy theo hướng suy nghĩ của mình. Vậy nên việc quan trọng nhất là mình phải đặt mình vào vị trí của người khác.
Thì cái test Sally đó chúng ta phải dùng cho mình đầu tiên. Xem thật sự mình đã đứng vào vị trí của người khác chưa? Thì khi đó mình mới bắt đầu dạy con mình. Thế thì khi mà dạy con, chúng ta sẽ sử dụng phương pháp đó là thuyết tâm trí hay còn gọi là thuyết thấu hiểu tâm trí người khác.
Các bước dạy con thấu hiểu cảm xúc của người khác
Nhận diện cảm xúc
Đầu tiên chúng ta cần phải dạy cho con biết cách nhận diện các loại cảm xúc, gọi tên được các cảm xúc. Sau khi con đã gọi tên được các cảm xúc mà con đang có rồi thì mình sẽ dạy con quan sát đọc cảm xúc trên khuôn mặt người khác.
Nguyên nhân tạo ra cảm xúc
Vậy thì những cảm xúc đó được tạo ra từ đâu? Sau khi con đã nhận diện được cảm xúc rồi thì cha mẹ cần dạy con tìm ra nguyên nhân tạo nên cảm xúc đó. Để con biết được rằng người ta vui khi nào, buồn khi nào, lo lắng khi nào, …
Lên kế hoạch tạo cảm xúc tích cực
Muốn đón nhận cảm xúc tích cực thì chắc chắn mình sẽ phải tạo ra cho người khác cảm xúc tích cực. Để một người vui tức là họ phải đạt được điều họ mong muốn. Vậy thì chúng ta phải dạy con cách tạo dựng hoặc tìm ra giải pháp mang lại cảm xúc tích cực cho người khác, những đối tượng mà con hướng tới.
Việc này yêu cầu con phải sử dụng sự quan sát của mình nhiều hơn, quan tâm người khác nhiều hơn, tìm hiểu đối phương nhiều hơn để biết được người khác thích cái gì, có xu hướng muốn cái gì. Hãy để con viết ra hoặc kể ra kế hoạch của con để mang lại cảm xúc tích cực cho người khác.
Ví dụ sinh nhật của bố vào tuần sau thì chúng ta sẽ làm điều gì đó cho bố vui? Vậy thì bây giờ phải đặt ra câu hỏi là bố thích ăn gì, uống gì, bố thích loại quần áo nào, bố thích đi chơi ở đâu, bố thích nghe bài nhạc nào,… Từ đó sẽ nấu một món mà bố thích ăn hoặc tặng cho bố một cái ví hoặc mua cho bố một cái áo, …
Tình huống thực tế
Vậy thì mình sẽ tạo ra các bối cảnh để con có những dự định, những hướng giải quyết. Ví dụ như cha mẹ có thể hỏi con là ở lớp con quý ai nhất. Và phải hỏi vì điều gì mà con quý bạn ấy, phải có những lý do để mình chắc chắn trẻ đang trả lời thật lòng. Vậy thì con quý bạn đó thì con sẽ muốn làm cho họ vui. Vậy để cho họ vui thì con sẽ làm gì? Thì có thể con sẽ bảo là ngày mai mẹ mua cho con thêm 1 suất xôi nữa con tặng cho bạn. Bạn ấy thích ăn xôi và nếu mà con tặng bạn ấy sẽ rất vui.
Hoặc là khi mà vào phòng mà bố mẹ đang nói chuyện điện thoại thì con sẽ nói nhỏ, con sẽ đi nhẹ nhàng hoặc con sẽ ra ngoài. Và hãy để con học tập những điều đó thông qua các hoạt động trải nghiệm trước rồi con sẽ hiểu được người khác nghĩ gì.
Nguyên tắc “I want” và sự ghi nhận
Bên cạnh đó, có một kỹ thuật để giao tiếp tốt đó là nguyên tắc “I want” (Tôi muốn gì). Nếu bạn muốn điều gì thì hãy nói ra điều đó vì chỉ như vậy người khác mới biết được để đáp ứng. Ví dụ như chuẩn bị đến ngày 20/10 hoặc sinh nhật của mình thì mình cần phải cho con biết được những ngày đó và cho con một tín hiệu là mình muốn gì. Từ đó cũng dạy cho con được cách quan tâm lắng nghe tín hiệu từ người khác để đặt mình vào vị trí của họ để thấy rằng nếu mình là họ thì mình cũng thích khi được nhận món quà mà mình ao ước bao lâu nay. Và trẻ sẽ khao khát và mong muốn để có động lực cảm ơn bạn hơn rất nhiều.
Bởi vì con trẻ rất thích được ghi nhận, rất thích được người khác cảm ơn. Thế nên nếu mà chúng ta dạy được từng bước như ở trên và nhắn nhủ thông điệp cho con vào những ngày đặc biệt trong năm thì chúng ta sẽ có cơ hội cùng con lặp đi lặp lại những hoạt động quan tâm, yêu thương người khác. Và đó là hành trình mà chúng ta có thể áp dụng với cả vợ, chồng và những người xung quanh.
Ví dụ như một ngày con đi học về và buổi hôm đó mình rất đau đầu. Mọi ngày con sẽ chơi rất ầm ĩ nhưng hôm đó con lại chơi rất nhẹ nhàng. Có thể là vô tình thôi nhưng cũng có thể là đứa trẻ đó hiểu chuyện đấy. Thì chúng ta phải ghi nhận con. Chúng ta có thể khen rằng là: “Cả nhà ơi hôm nay Bi đi học về rất là giỏi. Mẹ bị đau đầu, Bi biết vậy nên B đi lại cũng nhẹ nhàng, không mở TV to như mọi ngày. Điều này khiến cho mẹ rất biết ơn Bi. Và mẹ thấy rằng con đang hiểu được tâm lý của người khác rồi, con đang hiểu được người khác muốn gì rồi đó. Và đó chính là một bước quan trọng để đi đến thành công và được mọi người yêu thương đấy”. Khi cha mẹ nói như vậy thì đứa trẻ sẽ cảm thấy được ghi nhận, được động viên hơn, con sẽ có năng lượng để tạo cảm xúc tích cực cho chính mình và những người xung quanh hơn.
Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!
YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial
Website: https://cohuyenanphu.com