Ý nghĩa của nhu cầu

Nhiều phụ huynh tâm sự rằng con không chủ động làm gì cả, bố mẹ không sai thì sẽ không làm. Thế thì lý do vì sao lại có tình trạng như vậy? Là bởi vì ẩn sâu bên trong, con của chúng ta không có nhu cầu. Mọi hành vi của con người đều xuất phát từ nhu cầu. Đó cũng là động lực, là chìa khóa đầu tiên để mở ra hành động mà chúng ta mong muốn ở con – sự chủ động. 

Ngay từ lúc bé, con của chúng ta không nghĩ rằng mình có nhu cầu phải làm gì. Hiện nay, trong nhiều gia đình, cha mẹ đã thiết lập sẵn 1 lịch trình cho con, nên con không cần phải sử dụng đến đồng hồ cơ thể nữa. Con cũng không được cha mẹ kích hoạt và dạy về nhu cầu nên con không thật sự có nhu cầu và khao khát để đạt được cái nhu cầu đó. Bên cạnh đó, việc chúng ta chuyển hết nhu cầu của con sang nhu cầu của cha mẹ cũng làm cho đứa trẻ không xây dựng được tính chủ động từ bé. 

Rồi khi con lớn lên, con đối mặt với những trách nhiệm xã hội cao hơn, thì con không chủ động làm được. Nên là khi con của chúng ta không có nhu cầu thì nó sẽ là cái ổ khóa khóa cái sự chủ động lại. Trên cương vị là những người làm cha, làm mẹ thật sự tỉnh thức, chúng ta phải biết cách sử dụng nhu cầu trở thành chìa khóa để mở sự chủ động của con. Khi đó con sẽ chủ động làm mọi thứ. 

Vượt lên cái tôi để tỉnh thức

Theo học thuyết phân tâm học của Sigmund Freud – một nhà tâm lý học người Áo, thì cá tính của con người được tạo nên từ 3 phần: Tự ngã (Id – Cái nó), Bản ngã (Ego – Cái tôi) và Tự ngã (Superego – Cái siêu tôi). Cái nó là bản thể, bản năng của con người, cái tôi là ý thức về bản thân của con người, và cái siêu tôi là nhận thức về giá trị xã hội của con người. 

Sau khi con người ta đã đáp ứng được về bản năng, về nhu cầu ăn uống, sinh tồn thì con người ta thường sẽ khám phá những năng lực của bản thân mình, đó là lúc cái tôi phát triển rất mạnh. Nó khiến cho con người ta có ý chí, có niềm tin, có sức mạnh để ý thức được bản thân họ có giá trị gì, họ làm được gì và họ đưa ra được những giải pháp để khắc phục những khó khăn cũng như là chủ động được trong một sống. Và đến cái siêu tôi là họ phải phải suy nghĩ xem là nếu họ làm cái này thì xã hội người ta nhìn vào sẽ đánh giá gì về bản thân và họ điều chỉnh nó cho phù hợp trong giao tiếp và tương tác. 

Trong mỗi chúng ta, trong bất kỳ một con người nào cũng phải có đủ 3 phần đó để tạo nên nhân cách con người. Nhưng nếu cái tôi quá cao thì nó sẽ dẫn đến việc là chúng ta không có đủ thông thái để lựa chọn đúng cách thức để giáo dục con. Vậy nên việc đầu tiên để trở thành những người cha, người mẹ tỉnh thức là phải vượt lên cái tôi của bản thân để tiếp thu phương pháp giáo dục con đúng đắn. 

Tầm quan trọng của môi trường gia đình

Để làm rõ hơn vấn đề này, cô Huyên đã sáng tạo ra mô hình cái cốc. Ví dụ ta lấy một cái cốc giấy và một cái cốc sứ. Khi ta bật lửa thì cái cốc giấy cháy luôn. Nhưng cái cốc sứ thì lại càng bền chắc. Nên là cái vỏ ngoài của cái cốc mới chính là bối cảnh chi phối nội dung bên trong. Như vậy, muốn con chăm chỉ, con giỏi, con chủ động, thì bên ngoài nó cũng phải chắc. Bối cảnh đó bao gồm giá trị của gia đình, quy tắc để dạy con và một cái rất quan trọng nữa là nội động lực của con. 

Trong một gia đình có thể bao gồm nhiều thế hệ. Và mỗi người có tư duy nhận thức khác nhau nên việc xảy ra mâu thuẫn trong quá trình nuôi dạy con là điều không thể tránh khỏi. Nhưng có một cách để giải quyết vấn đề đó là chúng ta phải thống nhất với nhau để xây dựng giá trị cốt lõi trong gia đình. Tất cả những gia đình hạnh phúc đều có những sứ mệnh hoặc giá trị cốt lõi của gia đình đó. Một gia đình hạnh phúc là bởi vì giá trị cốt lõi họ đặt lên đầu tiên của tất cả thành viên trong gia đình là yếu tố gia đình và hạnh phúc. 

Ví dụ chúng ta đặt ra giá trị cốt lõi trong gia đình là nuôi dạy con thành một người chủ động thì tất cả mọi thành viên trong gia đình phải suy nghĩ là con chắc chắn sẽ là một người rất chủ động. Đầu tiên thì cần phải tạo điều kiện để con vượt khó một chút, cần động viên và khen thưởng một chút, cần tạo cho con một môi trường để con trải nghiệm, khám phá thì con mới cảm thấy thích và con sẽ chủ động.

Giải pháp xây dựng sự chủ động trong con

Ai sinh ra cũng có một bản năng đầu tiên đó là bản năng sinh tồn. Hãy dựa trên nhu cầu đó để dạy con rằng khi có nhu cầu thì hãy tự động thực hiện cách thức nào đó để đạt được nhu cầu của mình chứ đừng dựa dẫm vào người khác. 

Và cha mẹ hãy nhớ rằng mỗi người đều có một cái tôi riêng, nó quyết định rất lớn đến việc hình thành nhân cách của con người. Vì vậy, đừng dùng cái tôi của mình lý trí quá, sức mạnh quá mà lấn át và áp đặt lên con cái của mình. Ngay cả khi con mình phạm lỗi thì hãy cứ bình tĩnh đón nhận, sau đó lắng nghe xem con cần hỗ trợ gì, rồi cho con nhận ra những vấn đề để con phải tự chịu trách nhiệm. Hãy nhớ tách biệt hành vi xấu của con với bản thân chúng ta và dẫn dắt con tự nhận ra được bài học của mình.

Đồng thời, cha mẹ hãy dành thêm thời gian để quan sát, chú ý xem con đang thật sự cần những cái gì. Và nếu nó không cần gì thật thì chúng ta phải xem là môi trường gia đình của chúng ta đã đủ điều kiện để con có nhu cầu hay chưa. Nếu chưa thì ngay bây giờ cha mẹ hãy sắp xếp lại bối cảnh gia đình sao cho con có thể hướng tới cái tôi và cái siêu tôi tốt được. 

Muốn con trở thành con đại bàng thì trước hết phải để con trở thành một người có nhu cầu được bay trước đã. Khi có nhu cầu được bay rồi thì hãy cho con cảm nhận rằng con là một con người có năng lượng bên trong thật sự mạnh mẽ và có thể bay đến rất cao, rất xa. Rằng con làm được mà, con ổn mà, con dũng cảm mà, con tự tin mà. Con là một con đại bàng mạnh mẽ và hãy bay đi con. 

Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!

YouTube:https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial

Website: https://cohuyenanphu.com

Facebook Comments Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *