1. Giai đoạn 1: Chúng ta không biết những gì mà chúng ta không biết

Ví dụ như là những người cha mẹ nếu như không nghe những gì cô Huyên chia sẻ như thế này thì chúng ta cũng sẽ không bao giờ biết tới một góc nữa của những người làm cha mẹ. Đó là nằm trong nhóm cha mẹ thông thái, những người cha mẹ tỉnh thức để có một cách thức giao tiếp với con hợp lý hơn và có những kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai và lâu dài hơn. Chúng ta chỉ giao tiếp với con và nuôi con theo một cách bản năng là trao truyền từ thế trước sang thế hệ sau, từ thời ông bà đến thời cha mẹ vẫn thế. Nó như một dòng chảy của gia đình.

Chúng ta cảm thấy an toàn, bằng lòng với những gì chúng ta có, chúng ta cảm thấy mọi thứ rất tuyệt vời. Chúng ta thấy con mình như thế là ổn rồi. Con học xong tiểu học, cấp 2, cấp 3, con vẫn khỏe mạnh, vẫn lớn lên. Và con học đại học, kiếm một công việc nào đó. Thế là hành trình làm cha mẹ của chúng ta đã thành công rồi. Và mình không có nhu cầu học tập gì nữa. Bởi vì chúng ta đang không nhìn thấy một thành quả mới, một con người mới, một mô thức hành vi mới, một kết quả nào đó mà chúng ta cảm thấy thích thú để kích thích sự học tập của chúng ta.

Và rất nhiều cha mẹ thậm chí đến 90% cha mẹ đang nằm trong giai đoạn này. Những người cha mẹ đang nuôi con rất bản năng. Nhưng trên thực tế chúng ta không biết những gì mà chúng ta không biết. Có nghĩa là chúng ta không biết rằng là hành trình chúng ta nuôi con như thế để đến bây giờ nó xảy ra những hậu quả. Ví dụ như con của chúng ta 40 tuổi rồi vẫn cảm thấy lạc lõng trong cuộc đời khi mà cứ sáng đi làm, chiều về và làm không đủ lương để chăm sóc cho gia đình. Hoặc nó vẫn là một con người theo kiểu sống thôi nhưng không biết đam mê và ước mơ của mình ở đâu. Vậy mình nghĩ rằng mọi thứ đều ổn nhưng trên thực tế con mình có thật sự ổn không? 

  1. Giai đoạn 2: Chúng ta bắt đầu biết những gì mà chúng ta không biết

Tiếp theo thì chúng ta bắt đầu được tỉnh thức dần khi chúng ta nhìn thấy một số mô thức ở xung quanh chúng ta và mang lại những kết quả mà chúng ta ngưỡng mộ. Chúng ta thấy họ có những điều mà chúng ta rất là thích, những điều mà chúng ta không có. Bắt đầu chúng ta chú ý quan sát và tìm kiếm những thông tin. 

Ví dụ khi một em bé sinh ra, em bé không biết mình không có kỹ năng lái xe ô tô, kỹ năng cầm bình sữa để uống, kỹ năng cầm thìa để xúc. Nên em ngang nhiên há miệng ra để cha mẹ xúc cho ăn. Bởi vì em không biết những kỹ năng mà em không biết nên em thấy rằng là bình thường, thỏa mãn. Hàng ngày vẫn ăn uống vẫn đủ đầy, vẫn có thể sinh tồn được. Nên không cần phải học tập. Nhưng khi em bé lớn lên, nhìn thấy một mô thức nào đó. Nhìn thấy cha mẹ cầm thìa, nhìn thấy người anh lái xe ô tô quanh sân, hoặc đến một khu vui chơi, em nhìn thấy những em bé đang chơi trò chơi. Thời điểm đó em bé mới phát hiện ra là mình không biết lái xe giống như anh của mình, mình không biết cầm thìa xúc giống như mẹ của mình, mình không biết lắc lắc cái gì đó, mở mở cái gì đó giống như ai đó mà mình nhìn thấy. Nên ở thời điểm đó em bé mới bắt đầu tìm hiểu và bắt đầu chuyển sang ra đoạn số 3.

  1. Giai đoạn 3: Chúng ta biết những kỹ năng mà mình biết

Bởi vì mình nhận thấy mình không thể giao tiếp được với con nên bây giờ mình đã biết rằng mình không có kỹ năng kết nối. Và mình đi học kết nối. Mình biết rằng mình không có kỹ năng lái xe nên bây giờ mình sẽ đi học lái xe. Mình biết mình không có sự bình tĩnh, kiên trì với con để giao tiếp, để dạy con học nên mình bắt đầu chuyển sang ra đoạn số 3. Khi phát hiện mình thiếu một kỹ năng nào đó thì mình sẽ bắt đầu tìm kiếm các thông tin để mình học hỏi.

Ví dụ khi em bé thấy anh trai lái xe trong sân và nhận ra mình không có kiến thức đó, em bé mới bắt đầu tham gia vào hành trình học tập. Em cũng bắt đầu trèo lên xe ô tô, cũng lắc lắc, nhấn nhấn, tập di chuyển. Và chỉ cần cha mẹ hay ai đó dạy điều khiển thì bắt đầu con học được kỹ năng quay xe sang phải, sang trái. Em bé phát hiện mình không biết cầm thìa để xúc những gì mình muốn thì lúc này em bé bắt đầu học tập cách cầm thìa. Từ việc cầm cả bàn tay rồi cầm 3 ngón, rồi nâng, rồi kéo. Tất cả những hành động đó là một quá trình em bé được trải nghiệm và học tập. Rồi đến một giai đoạn số 3 là em bé biết rằng mình có kỹ năng cầm thìa nên khi có một cái gì đó, em bé sẵn sàng cầm thìa để xúc. 

Còn với cha mẹ, khi phát hiện mình thiếu thông tin, kiến thức để dạy con thì mình sẽ bắt đầu tìm kiếm và học tập những kiến thức đó. Ví dụ kiến thức kết nối với con, khả năng giao tiếp với con. Từ khả năng giao tiếp với con, từ hành trình hỗ trợ giúp con vượt qua khó khăn nào đó, chúng ta biết rằng chúng ta đã có kỹ năng đó rồi. Bắt đầu chúng ta sử dụng để dạy con.

4. Giai đoạn 4: Chúng ta không biết những gì mà chúng ta biết

Giai đoạn này là chúng ta sử dụng thành thục một kỹ năng đến mức mình không biết mình đang làm luôn. Ví dụ khi mình ngồi lên xe máy, chúng ta không cần suy nghĩ rằng mình biết những kỹ năng chuyển số, kỹ năng bóp phanh, kỹ năng giữ thăng bằng,… Chỉ đơn giản là có nhu cầu đi đâu, chúng ta vô thức sử dụng cái xe đó mà không cần phải lập trình trước. Mình sẽ vô thức đạp phanh khi gặp nguy hiểm, vô thức chuyển số khi lên dốc, xuống dốc,… 

Vì khi chúng ta làm việc, ứng dụng thành thục một kỹ năng nào đó thì nó đã ngấm vào trong vô thức chứ không còn ở ý thức nữa. Vì trong phân tầng tâm thức thì phần ý thức nằm ở trên, và nó chiếm khoảng 10% thôi. Còn lại là phần vô thức, nó chiếm tới 90% trong năng lượng tâm trí. Và nó mang một năng lượng vô cùng mạnh mẽ để thúc đẩy hành động. 

Vậy nên, những người làm cha mẹ hãy đừng ngừng lại hành trình học tập. Bởi vì nếu chúng ta không học, chúng ta sẽ không có kỹ năng để trở thành những người cha mẹ thông thái. Hãy tập trung năng suất tìm những điều mình chưa biết để mình học tập. Hãy tăng gia hành trình học tập của mình lên. Bởi vì càng học thì càng nhận ra những điều mình biết chỉ là một giọt nước trong đại dương bao la. Và khi chúng ta có kỹ năng nào đó rồi, chúng ta hãy tập luyện hằng ngày để nó nhuần nhuyễn và ngấm dần trong vô thức, để nó trở thành phong cách sống của chúng ta. Thì tự khắc con của chúng ta cũng hình thành phong cách sống đó. 

Và để làm được điều đó cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!

YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial

Website: https://cohuyenanphu.com

Facebook Comments Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *