Giao tiếp là quyền của con người
Nói là việc phát ra âm thanh. Giao tiếp là việc con có lý do, có đối tượng và có phương tiện để gửi tín hiệu của con tới người khác. Giao tiếp là quyền của con người. Một con người nếu chỉ tồn tại sự sống mà không có giao tiếp thì cũng như chết.
Hãy đặt ra câu hỏi con của chúng ta có đáng thương không khi nó là 1 đứa trẻ tự kỷ. Bản chất con người là mong muốn được giao tiếp và được sống, chúng ta có quyền giao tiếp, ngôn luận. Nếu như con không được dạy cách giao tiếp, thay vào đó con được lập trình như 1 con robot thì đứa trẻ đó đáng thương hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đang nghĩ, những gì chúng ta đang trải nghiệm. Những sự la hét của con nó không thấm vào đâu so với sự đau khổ mà chính đứa trẻ đang mang.
Vậy nên thay bằng việc chúng ta hỏi bao giờ con biết nói thì hãy quay trở lại nghĩ xem con đã thật sự có quyền được giao tiếp hay chưa. Con đã được hưởng trọn tế bào tự động của con người để sinh ra là biết giao tiếp, biết kết nối và tương tác xã hội hay chưa. Ngay cả cái quyền của con mình bây giờ con đã thật sự làm được chưa. Vậy nên hãy ngừng tìm cách dạy con biết nói mà thay vào đó hãy dạy con biết giao tiếp và sinh tồn trước. Và trong giao tiếp không nhất thiết phải có ngôn ngữ thì mới giao tiếp được.
Chẳng hạn như một đứa trẻ đang khó chịu kinh khủng, trẻ khóc lóc, la hét. Bố mẹ thấy nhà cửa bình thường mà sao hôm nay con lại nhảy loạn như 1 con ngựa và làm ầm ĩ như vậy. Nhưng bố mẹ lại không hiểu rằng chỉ có thay đổi 1 chút nhỏ thôi đó là từ TV bé bây giờ chuyển qua TV màn hình cong rất to trong phòng khách cũng khiến con cảm thấy bất an và không phải ngôi nhà của mình.
Khi bất an như vậy thì trẻ cảm thấy loạn và trẻ khóc, hét. Vậy tiếng khóc ở đây cũng là 1 cách thức để giao tiếp, để thể hiện sự không thoải mái. Ở đây lỗi là do cha mẹ không hiểu nội dung trẻ gửi thông điệp vì chúng ta chưa thực sự quan tâm đến những điều con muốn mà chúng ta chỉ đang quan tâm đến kỳ vọng của chúng ta mà thôi. Lúc đó thì cha mẹ bắt đầu gọi cho cô và hỏi hôm nay đi học con có vấn đề gì không? Hôm nay làm sao con về nhà con lại khóc.
Sự hiểu trong giao tiếp
Bên cạnh đó, để giao tiếp thì chúng ta còn cần có sự hiểu. Sự hiểu khác với nhận thức, sự hiểu ở đây chính là hiểu những điều mà người khác nói. Ví dụ như mẹ nói rằng con chỉ cho mẹ cái bút nào. Đây là nhận thức được cái bút những hiểu là hiểu những gì mẹ nói, hiểu yêu cầu của mẹ. Vậy thì trong giao tiếp, con không nhất thiết phải nhận thức được cái bút nhưng con cần phải có sự hiểu. Sự hiểu ở đây phải phù hợp với năng lực của đứa trẻ.
Ví dụ bố đưa cho con 1 bộ đồ chơi, sau đó mình làm mẫu và bảo con làm đi thì đứa trẻ cầm và làm theo, đó chính là sự hiểu. Với năng lực của trẻ thấp thì thế thôi nhưng với năng lực của trẻ cao thì chúng ta có thể nói là hành động đi con. Tuy cùng nghĩa nhưng khác từ rồi, ở đó đòi hỏi sự hiểu cao hơn. Vậy thì sự hiểu cao hay thấp sẽ mang lại sự tinh tế và nâng cấp cao hơn cho vấn đề giao tiếp. Vậy nên chúng ta không thể dùng suy nghĩ của mình để bắt con luôn phải hiểu cao được mà chúng ta phải hạ mình xuống để hiểu con nhiều hơn.
Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!
YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial
Website: https://cohuyenanphu.com