1. Hiểu và cảm thông

Đầu tiên chúng ta cần phải lắng nghe, thấu hiểu và cảm thông cho những nỗi sợ của con. Chúng ta phải chấp nhận rằng đó là một khó khăn thật sự đối với con. Và để con có thể đối diện được với điều đó, thì chúng ta hãy để cho con được khóc. Chúng ta hãy để cho con thể hiện sự lo lắng. Chúng ta hãy để cho con được thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên. Và chúng ta hãy cho con thời gian để bình tĩnh lại.

Việc của chúng ta là bình tĩnh kiên trì, dành thời gian của hôm đó để dạy cho con một kỹ năng. Đó là kỹ năng đối diện nỗi sợ cá nhân. Chúng ta ở bên cạnh con và cho con biết rằng bố mẹ vẫn đang ở đây. Và con có thể khóc, con có thể buồn, con có thể thể hiện tất cả mọi thứ mà con muốn. Bố mẹ vẫn ở đây và vẫn chờ đến khi con bình tĩnh thì chúng ta sẽ bắt đầu công việc của mình.

  1. Biến việc đi khám, thăm bệnh, nhổ răng, cắt tóc, … thành những chuyến phiêu lưu

Bằng cách là chúng ta hãy gắn chuyến đi khám, cắt tóc đó với một cái hoạt động khác mà con thích. Ví dụ như là đi siêu thị, đi trung tâm thương mại, đến khu vui chơi,… sau khi chúng ta đi nhổ răng, đi khám, đi cắt tóc … Chúng ta sẽ cho con biết rằng chuyến đi của con có một hoạt động mà con thích. Và để đến được hoạt động đó, thì con sẽ cùng với mẹ, hoặc cùng với bố, hoặc cùng với những người nào đó con yêu thương thực hiện nhiệm vụ của con. Chúng ta sẽ đi siêu thị sau khi con hoàn thành nhiệm vụ nhổ răng. Thì con sẽ cảm thấy hứng khởi và giảm bớt cảm giác lo sợ về hoạt động mà con sẽ phải đối diện.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần giải thích cho con rằng việc đi khám, cắt tóc,… là cần thiết. Bởi vì chúng ta phải cắt tóc để có cơ thể, diện mạo đẹp, đi nhổ răng để hết đau răng. Điều đó sẽ giúp con được an toàn và được bảo vệ. Chúng ta cần cho con hiểu được mục đích của hoạt động chúng ta chuẩn bị làm với con, thì nó mang lại giá trị gì cho con.

  1. Lưu giữ hành trình

Lưu giữ những tấm hình, video về hành trình của con thực hiện và vượt qua khó khăn. Chúng ta có thể chụp hình lúc con đang đợi bác sĩ nhổ răng, hoặc con đang ngồi để cho bác sĩ áp ống nghe vào để khám, hoặc lúc mà chú cắt tóc đang cắt tóc của con. Và chúng ta chụp luôn cả thành quả như là kiểu tóc đẹp, … và lưu giữ lại trong một cuốn album. Thỉnh thoảng chúng ta sẽ mang những câu chuyện đó kể lại với con, với những người xung quanh về việc con đã vượt qua khó khăn như thế nào và nỗi sợ của con là nỗi sợ vô cớ.

Chúng ta sẽ kể với con về hoạt động của ngày hôm đó con đã trải qua, về cảm xúc của con. Khi bắt đầu con cảm thấy lo lắng thế nào, sau đó khi thực hiện hoạt động thì con cảm thấy như thế nào và cuối cùng kết thúc hoạt động đó, thì nó đã có chuyện gì xảy ra, và sau đó thì con và bố mẹ đã đi đâu sau khi đi nhổ răng để con chúng ta bắt đầu cảm thấy rằng đó là chuyện bình thường, nó cũng không có gì là kinh khủng như mình sợ lúc đầu tiên. Và những lần đi khám sau con sẽ dễ tiếp cận hơn, con không cảm thấy quá lo lắng.

  1. Trong trường hợp con thường xuyên phải đi thăm khám 

Bố mẹ hãy cho con biết rằng đây không còn là sự lựa chọn, mà là việc chúng ta phải thực hiện, vì nó sẽ tốt cho cơ thể, cho sức khỏe của con. Chúng ta hãy dạy con phải yêu cơ thể của mình. Điều đó sẽ phát huy nội động lực bên trong con và nó sẽ làm cho con có nhiều sức mạnh hơn để vượt qua để những cái nỗi sợ ở bên ngoài.

Và chúng ta sẽ cho con một lịch trình để con có thể kiểm tra hàng tuần, hàng ngày xem là khi nào con cần được đi khám lại. Để con có thể chuẩn bị trước. Ví dụ là trong tuần này con sẽ có lịch khám lại với nha sĩ vào thứ 7,thì con sẽ được chuẩn bị cùng chúng ta từ thứ 2 đến thứ 6. Chúng ta lật đi lật lại cuốn album, chúng ta nói về câu chuyện đó và kết quả của ngày hôm đó. Rồi là sau khi khám xong thì 2 mẹ con sẽ đi đâu. Chúng ta cho con làm quen dần với việc con sẽ gặp bác sĩ. Như vậy thì việc con sẽ tiếp cận với lịch khám của con một cách thường xuyên nó sẽ trở nên bình thường, nó không còn là một hoạt động khó khăn với con nữa.

  1. Lên lịch trình cụ thể trước khi hoạt động diễn ra

Ví dụ chủ nhật tuần này chúng ta sẽ đưa con đi nhổ răng thì chúng ta có thể chuẩn bị trước một số câu chuyện liên quan đến việc khám răng. Có thể  giải thích cho con biết rằng nguyên nhân mình bị đau răng, và bắt buộc mình phải đi nhổ răng vì chỉ khi thay cái răng cũ thì răng mới sẽ xuất hiện khỏe mạnh hơn, và mình sẽ ăn được nhiều thứ hơn. Đó là lợi ích của hành động con cần phải đối diện.

Và sau đó chúng ta có thể viết câu chuyện xảy ra để cho con đọc trước khi tới ngày chủ nhật thực sự. Chúng ta có thể viết từ ngày thứ 2, thứ 3. Có thể viết rằng là: 

“Hôm nay là ngày chủ nhật, và tôi là Rosie. Ngày hôm nay tôi có lịch trình cùng với mẹ của tôi, là người yêu thương tôi nhất, đến gặp nha sĩ tại phòng khám … ở … Và khi đến thì tôi sẽ gặp …, tiếp theo thì tôi sẽ … Cuối cùng thì tôi luôn luôn có mẹ ở bên cạnh ngồi chờ, và mẹ nở nụ cười đón tôi khi tôi thực hiện xong nhiệm vụ nhổ răng. Sau đó, tôi đã cùng mẹ đi siêu thị, đi ăn món tôi thích”.

Hành trình đó được lặp đi lặp lại cho đến ngày chủ nhật, chúng ta nói với con rằng hôm nay là ngày chúng ta sẽ thực hiện câu chuyện của chúng ta. Thì con sẽ chuẩn bị được tư tưởng để đối diện với nỗi sợ và đón nhận kết quả sau hành trình. Và con sẽ sẵn sàng cho điều đó. Hãy làm cho con, có cái cảm giác là con đã thành công trước khi con thực hiện một nhiệm vụ. Điều đó sẽ giúp cho con có nhiều năng lượng để thực hiện công việc ở trên thực tế hơn.

Và để làm được điều đó cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!

YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial

Website: https://cohuyenanphu.com

Facebook Comments Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *