Con tè dầm là một vấn đề nan giải với nhiều cha mẹ. Muốn vượt qua được điều đó thì chúng  ta cần phải thấu hiểu con và có sự hiểu biết nhất định để bắt đầu hành trình vượt khó cùng con. Vậy hôm nay cô Huyên sẽ chia sẻ về nguyên nhân của việc tè dầm ở trẻ cũng như là một số giải pháp để khắc phục tình trạng này.

Nguyên nhân của việc tè dầm

  1. Vấn đề sinh lý cơ thể

Nghiên cứu cho thấy hành vi đái dầm có liên quan tới sự phát triển của bàng quan, một bộ phận của hệ bài tiết. Khi bàng quan của con chưa phát triển hoàn thiện như người trưởng thành, hoặc bàng quan của con hoạt động chưa tốt sẽ dẫn đến con gặp khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động tiểu tiện của mình. Nếu một em bé 9 tuổi mà thường xuyên tè dầm thì bố mẹ cần phải đưa con đi khám để có phác đồ điều trị hỗ trợ con hợp lý nhất.

  1. Vấn đề tâm lý

Nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa hành vi tè dầm với những vấn đề tâm lý của em bé. Ví dụ khi bố mẹ sinh thêm em bé thì người anh người chị cũng dễ xảy ra trạng thái tè dầm. Hoặc là khi cha mẹ có mâu thuẫn, cãi nhau, đánh nhau và con cái chứng kiến được thì cũng dẫn đến việc con tè dầm. Hoặc là khi cha mẹ ly hôn, ly thân, con có mâu thuẫn với cha mẹ hoặc kể cả là áp lực học tập của con cái cũng có thể tạo ra tình trạng tè dầm.

5 giải pháp giải quyết vấn đề con tè dầm 

  1. Tìm hiểu nguyên nhân 

Việc đầu tiên chúng ta cần làm là đưa con đi kiểm tra. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải xem xét lại bối cảnh sinh hoạt trong gia đình. Như là mối quan hệ giữa mọi người trong gia đình, không khí, cảm xúc trong gia đình hoặc môi trường con ở có gì thay đổi không. Và trước biến cố thay đổi đó thì chúng ta đã có dành thời gian để chia sẻ với con để con có sự chuẩn bị hay chưa. Nếu chưa được báo trước thì đứa trẻ có thể cảm thấy lo lắng. Lúc này, chúng ta hãy dành thật nhiều thời gian ở bên con, tâm sự chia sẻ với con, chơi cùng con để con có cảm giác thân thuộc, gần gũi. Để con dần lấy lại được cảm giác an toàn. 

  1. Tạo dựng niềm tin 

Chúng ta cần nói chuyện với con để con hiểu được hành vi tè dầm có liên quan mật thiết với sự phát triển của bàng quan của con người. Thế nên việc tè dầm cho chúng ta biết bàng quan của chúng ta chưa đủ hoàn thiện và nó cần thêm thời gian. Có rất nhiều người trên thế giới cũng đang gặp khó khăn như vậy và họ cũng sẽ có hướng giải quyết riêng của mình. Cha mẹ cần phải đặt niềm tin rằng con có thể giải quyết được vấn đề tè dầm này theo cách riêng của con. Và hãy đặt trọn niềm tin vào con để con tin con có thể làm được và việc con tè dầm là chuyện bình thường, đó chỉ là một báo hiệu của việc cơ thể của chúng ta đang phát triển, không có gì là quá tệ.

  1. Cảm thông

Khi chúng ta nhìn thấy con tè dầm hoặc nhìn thấy hậu quả của việc con tè dầm như phòng khai, giường ướt, quần áo ướt … thì chúng ta cần phải nhìn nó trong cái lăng kính của một người cảm thông con. Chúng ta tôn trọng và cảm thông cho con với những cái khó khăn hiện tại con đang có bằng cách chúng ta không chê, không mắng mỏ, không so sánh con. Để con cảm thấy rằng con vẫn có gia đình đồng hành cùng mình. Và khi mà con cần hỗ trợ thì cha mẹ hãy luôn ở bên cạnh lắng nghe, chia sẻ. Hãy nghe và nghe một cách thật sự tập trung vào để thấu hiểu và để chúng ta cho con cảm nhận được yêu thương, được đồng hành và hỗ trợ.

  1. Xác định những hành vi mà chúng ta cần phải làm và thay đổi

Thay vì tập trung vào những hậu quả thì chúng ta hãy tập trung vào nghĩ xem chúng ta có thể thay đổi điều gì để có thể hỗ trợ được con. Chúng ta có thể sử dụng vỏ đệm chống thấm hoặc là chúng ta sử dụng những cái ga giường rẻ tiền thôi hoặc những cái ga giường làm bằng chăn cũ cũng được để chúng ta có thể bỏ nó đi. Để nó không ảnh hưởng đến kinh tế tài chính của cha mẹ. Hoặc những gia đình mà chưa có máy giặt thì có thể nghĩ đến việc mua một cái máy giặt để hỗ giặt đồ. 

Chúng ta để có thể dạy con vận hành máy giặt, thay ga gối, thay đệm thì mỗi lần con tè dầm, con có thể sử dụng máy giặt, tự thực hiện được việc thay đồ, giặt đồ thậm chí có thể phơi đồ ở giai đoạn mà con học ở tiểu học. Như thế thì cha mẹ đã đỡ đi một khoảng thời gian giải quyết hậu quả. Và con sẽ học được cả cách chịu trách nhiệm cho những gì mà mình đang thực hiện và mình làm như thế thì không ảnh hưởng đến người khác và con cũng sẽ học được cách kiểm soát dần.

  1. Đưa ra ý tưởng

Chúng ta có thể đưa ra một vài ý tưởng. Con sẽ lắng nghe, có thể cùng đưa ra ý tưởng với cha mẹ và con sẽ là người lựa chọn những ý tưởng đó.

Chúng ta có thể có một ý tưởng là giúp cho con kiểm soát hoặc cảm nhận bàng quan của mình một cách rõ hơn. Bằng cách là kiểm soát thêm một chút thời gian vào ban ngày khi con có nhu cầu đi tè. Ví dụ con có nhu cầu đi tè sau 1 tiếng thì có thể bảo con cố gắng kéo dài thêm vài phút nữa để trải nghiệm về sự kiểm soát và cảm nhận được mức đầy của bàng quan. Sau đó thì con sẽ đi tè luôn chứ đừng nhịn lâu quá. Như vậy, vào buổi tối, con cũng sẽ cảm nhận được sức đầy để con kiểm soát và con cũng tỉnh dậy để đi tè. 

Chúng ta cũng có thể đưa ra một ý tưởng với con là liệu rằng con có muốn chúng ta đánh thức vào buổi tối hay không. Con có đồng ý hoặc con cảm thấy cần thiết để mẹ hỗ trợ đánh thức con 1 hoặc 2 lần vào buổi tối để con đi tè hay không. Nếu con đồng ý thì chúng ta hãy hẹn giờ để đánh thức con. Chúng ta cũng có thể bàn với con việc mua một cái đồng hồ báo thức và lúc đó thì con sẽ là người lựa chọn thời gian con dậy đi tè.

Nếu con đã tè dầm thì con hãy thức dậy và đến tủ quần áo của con, tự chọn quần áo, tự thay quần áo và ga giường. Hoặc con có thể lựa chọn nằm trên ga giường ướt cũng được, đó là lựa chọn của con. Con có quyền quyết định điều đó. Nhưng rồi con sẽ bắt đầu trải nghiệm với sự xấu hổ. Con bắt đầu trải nghiệm với việc các bạn cảm thấy rằng là ở bên cạnh con rất khai. Và cái trải nghiệm đó sẽ dạy cho con biết chăm sóc và yêu quý bản thân mình hơn.

Chúng ta cũng có thể đưa ra ý tưởng rằng liệu lúc này con có cần sự hỗ trợ từ một nhà chuyên môn không? Bởi vì trong tâm lý, các em bé bị rối loạn trong cái việc tè dầm vào ban đêm thì các con được thực hiện trị liệu bằng liệu pháp thôi miên rất hiệu quả. Nó giúp con người ta đi sâu vào cảm nhận trạng thái cơ thể, những bộ phận cơ thể và thậm chí là tập trung vào để cảm nhận được cả từng tế bào trong cơ thể luôn. Nên việc đứa trẻ học cách cảm nhận bàng quan khi con được thôi miên trị liệu cũng là một điều rất là tuyệt vời. Nếu con cần có một nhà chuyên môn để hỗ trợ về điều đó thì chúng ta mới bắt đầu tìm kiếm một nhà chuyên môn để thời điểm con có nhu cầu, con mở lòng với nhà chuyên môn và họ làm việc với con thật sự hiệu quả. Và lúc đó con mình sẽ thấy giá trị của việc trị liệu là như thế nào.  

Và để làm được điều đó cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!

YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial

Website: https://cohuyenanphu.com

Facebook Comments Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *