Không chỉ người lớn dễ rơi vào trạng thái tiêu cực bởi thất bại, lo toan. Thực tế, ngay cả trẻ em cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nếu tình trạng đó xảy ra trong thời gian dài và liên tục, chắc chắn, tâm lý của trẻ sẽ ảnh hưởng tiêu cực. Từ đó, tác động không tốt tới tư duy, cũng như việc học tập và các mối quan hệ. Vì vậy, theo các chuyên gia, rèn luyện cho trẻ lối suy nghĩ tích cực là một việc cha mẹ nên làm ngay từ khi con còn nhỏ. Hãy cùng cô Huyên đi sâu hơn về vấn đề này để tìm ra được nguyên nhân và cách khắc phục nhé.

Nguyên nhân tạo ra một em bé có suy nghĩ tiêu cực

Môi trường gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về suy nghĩ, tính cách của các em bé cũng như cách ứng xử, thái độ của các con với cuộc sống.

Được nuôi dưỡng trong 1 gia đình có quá nhiều suy nghĩ tiêu cực

Khi em bé được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình có nhiều suy nghĩ tiêu cực thì lớn lên các em cũng sẽ suy nghĩ tiêu cực. Giả định một người mẹ sáng than đau đầu, chiều than đau lưng, tối than khó ngủ thì thử hỏi đứa trẻ đó còn cách nào suy nghĩ tích cực hơn? Nếu người cha người mẹ cứ mở lời ra là tiêu cực, đóng lời lại cũng tiêu cực thì con cũng không thể tích cực lên được. 

Chỉ nhìn vào những điều chưa đạt được

Các con luôn nhìn vào những thứ mình chưa có mà quên mất những thứ mình đã có. Từ đó dễ có suy nghĩ tiêu cực và rất dễ có trạng thái tiêu cực luôn. Giả như khi con đặt mục tiêu là 10 điểm nhưng thi được 7 điểm thôi. Thì thay vì nhìn vào 7 điểm đạt được như một sự minh chứng cho nỗ lực, các con sẽ tỏ ra tiếc nuối: “Tiếc quá, giá như mà…”  Như vậy, chúng ta phải làm mẫu để con nhìn cuộc đời một cách thoải mái, ghi nhận mình hơn. 

Được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình tập trung quá nhiều vào kết quả

Cha mẹ chỉ quan tâm kết quả, chưa tập trung nhiều vào các kỹ năng mà các em cần rèn luyện và thái độ của các em bé. Cha mẹ luôn muốn con học giỏi toán, giỏi văn, giỏi anh,… mà không cho con hiểu con học giỏi để làm gì. Thực tế những người thành công nhất cũng chỉ sử dụng 5% trí tuệ. Thái độ ứng xử với một vấn đề trong cuộc sống mới quyết định sự thành công. 

Từ bé đã được nâng đỡ quá nhiều 

Em bé cụng đầu vào bàn thì chúng ta bảo: “Chừa bàn đi, làm em bà đau”. Khi con ngã thì chúng ta bảo tại sàn trơn làm em ngã, đứng lên để bà đỡ, đứng lên để mẹ yêu. Khi đưa con đi học muộn chúng ta đổ lỗi cho trời mưa, trời nắng, tắc đường,… Con được lập trình sẵn là cha mẹ mình đổ tội cho mọi thứ. Từ đó tạo nên một em bé không biết nhận lỗi và không biết chịu trách nhiệm với những việc mình làm.

 

Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm được

Chúng ta phải nhìn nhận rằng chúng ta là những người tác động đầu tiên tới con của chúng ta. Môi trường gia đình định hình nên tích cách tính cực hay tiêu cực. Do vậy, cha mẹ phải là những người đầu tiên tỉnh thức và thay đổi trước. Khi cha mẹ tỉnh thức, nhận ra rằng đến lúc cần phải thay đổi, đến lúc cần phải thực hiện một cuộc đời mới rồi; khi đó con mới học được cách tích cực mới từ cha mẹ. 

Sắp đặt môi trường gia đình là một mô thức mà suy nghĩ, thái độ của cha mẹ theo chiều hướng tích cực 

Giả sử con chúng ta hơi yếu ớt một chút, nhưng được nuôi dưỡng trong một môi trường gia đình tích cực. Khi gặp khó khăn, người mẹ vẫn: “Mạnh mẽ lên con, mẹ tin con làm được”,  Thế thì kể cả 1 em bé có yếu đuối, có hướng nội đi nữa thì trong một môi trường gia đình như vậy, có cha mẹ luôn động viên và có những lời khích lệ thì con sẽ chỉ học được những điều tích cực thôi, vì ở đó không có những điều tiêu cực.

Nhìn cuộc đời theo chiều hướng tích cực “cốc nước đầy một nửa”

Làm mẫu để con nhìn cuộc đời một cách thoải mái hơn, ghi nhận mình hơn. Trên thực tế chúng ta không đạt được 10 thì chúng ta cũng đạt được 4 mà. Vậy thì tại sao từ 0 đến 4 chúng ta không ghi nhận mình? Chúng ta phải nhìn thấy, phải ghi nhận nỗ lực của trẻ.

 

Luôn luôn chịu trách nhiệm với mọi vấn đề trong cuộc sống 

Trước tiên chúng ta phải học cách là những cha mẹ chịu trách nhiệm cho tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Có như vậy, con chúng ta mới học được cách chịu trách nhiệm. Chúng ta phải thay đổi tư duy của mình để thay đổi tư duy của con. 

Luôn nhớ rằng chúng ta cần cho con một tầm nhìn trong tương lai, một con đường đi rõ ràng trong cuộc sống

Chúng ta phải luôn là những người thông thái nhận ra được bước chúng ta đi tiếp theo là bước nào. Phải xây dựng tầm nhìn cho con của mình. Từ đó con mới có mục tiêu, có đường để đi. Nếu chúng ta có một em bé đang có thái độ sống không tích cực, ứng xử với mọi người không tốt thì không cần học quá nhiều, quay về học để con hiểu được tình yêu và lòng biết ơn mới là thứ giúp con người ta thành công cùng với trí tuệ.

Và để làm được điều đó một cách hiệu quả cũng như có một chuyên gia đồng hành cùng con, cha mẹ đừng quên theo dõi kênh Youtube của cô Huyên nhé:

YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial

Website: https://cohuyenanphu.com/

Facebook Comments Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *