Dạy con quy tắc không làm phiền khi nhận được tín hiệu
Chúng ta phải đón nhận cái điều mà con thể hiện đó là chuyện bình thường. Nhưng chúng ta cũng phải thấy rằng là đó là sự thiếu sót của chúng ta trong hành trình nuôi con. Chúng ta cần cho con những cái cảm nhận về tình yêu, sự động viên. Nhưng chúng ta cũng cần dạy con một số quy tắc cần thiết trong hành trình lớn lên. Một trong số những quy tắc đó là không làm phiền khi nhận được những tín hiệu từ người khác. Ví dụ chúng ta dạy cho con biết cách im lặng khi người khác đang ngủ, hay có người trong nhà đang đau đầu, đang bị ốm.
Chúng ta cần dạy con về tín hiệu ám chỉ sự im lặng và sau khi con thực hiện được, chúng ta cũng phải nói với con lý do tại sao ta phải im lặng ở thời điểm đó. Chúng ta cần dạy cho con về khoảng im lặng và chờ đợi ngay từ lúc bé. Và chúng ta cũng phải ghi nhận, cho con biết rằng con và chúng ta đã cùng nhau vượt qua được 1 hoạt động. Điều đó đã thể hiện sự quan tâm và sự tôn trọng một ai đó khi họ đang cần một khoảng thời gian để giải quyết công việc riêng. Thì con đang được ghi nhận rằng cái điều mà con làm rất có ý nghĩa.
Tận dụng giai đoạn vàng trong ngày để kết nối với con
Chúng ta cũng cần nhận ra một vấn đề, đó là khoảng thời gian dành cho con có thể chưa chất lượng. Hãy nhìn lại xem trong kết nối, giao tiếp của cha mẹ và con cái đang cần có thêm điều gì để con cảm thấy được ghi nhận hơn, được yêu thương và được chú tâm hơn. Tận dụng giai đoạn vàng trong ngày để kết nối với con. Thời điểm cha mẹ đi làm về gặp con hoặc con đi học về gặp cha mẹ, chúng ta rất dễ giao tiếp với con bằng tiềm thức (vô thức). Con sẽ nhớ trọn vẹn và đầy đủ cảm xúc lúc này. Thế nên, khi chúng ta đi làm về hãy gác lại toàn bộ công việc, dành hoàn toàn 10 phút cho con, nói gì cũng được, chơi với con thật vui, kết nối thật tốt vào thời điểm đó.
Thì con sẽ hiểu đó chính là thời gian trong ngày con được yêu thương nhiều nhất. Và con được thuộc về gia đình mình, thuộc về tình yêu của cha mẹ. Và lúc đó con không còn chơi vơi nữa. Cái lỗ hổng cảm xúc của con đã được lấp đầy bằng tình yêu, sự quan tâm của cha mẹ. Đó chính là nguồn thức ăn nuôi dưỡng cảm xúc của con người. Thì đến thời điểm chúng ta đưa ra những quy tắc trong gia đình, đứa trẻ sẽ rất biết đón nhận và lắng nghe cũng như tôn trọng khoảng thời gian chúng ta yêu cầu con là chúng ta cần một mình và con không được làm phiền.
Đưa ra quy tắc đèn đỏ
Nếu chúng ta đã thực hiện 2 điều trên mà con vẫn không hiệu quả thì đây là những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình không có sự thống nhất trong quy tắc. Quy tắc ứng xử của bố, mẹ, ông, bà không thống nhất, không có một thước đo rõ ràng. Vậy nên chúng ta cần phải đưa ra quy tắc của luật nghiêm khắc (quy tắc đèn đỏ). Thời điểm đèn đỏ là thời điểm chúng ta không cho con cơ hội để con tiếp tục thể hiện điều con muốn nữa. Chúng ta cần cho con hiểu được rằng khi con đảm bảo được việc tôn trọng người khác thì các mong muốn và nhu cầu của con cũng sẽ được người khác tôn trọng.
Giả sử con cố tình phá luật khi con đã đủ hiểu điều đó rồi thì chúng ta chúng ta sẽ đi vào nơi yên tĩnh hơn không bị con làm phiền để tiếp tục cuộc điện thoại. Và trước thời điểm chúng ta đi thì chúng ta hãy xin phép người đang nói chuyện cùng 1 phút và nói với con rằng mẹ sẽ rời khỏi chỗ này bởi vì con không tôn trọng quy tắc và con đang làm phiền mẹ mặc dù mẹ đã cho con ở bên cạnh. Bây giờ thì mẹ sẽ vào phòng để làm việc và mẹ yêu cầu con không được làm phiền mẹ tiếp.
Chúng ta hãy quy định một cách rõ ràng và cho con hiểu cảm xúc của chúng ta lúc này. Ví dụ như mẹ cảm thấy rất khó chịu, mẹ cảm thấy bị làm phiền và mẹ sẽ rời khỏi vị trí này, vào phòng và khóa cửa lại. Mẹ cần làm việc với khách hàng của mẹ và mẹ cần sự tôn trọng của con. Con hãy ngồi yên ở đây và không được phép làm phiền mẹ nữa. Con có thể làm việc thêm 1 lúc nữa bằng việc gõ cửa, khóc thì hãy bỏ qua điều đó đi. Bởi lúc này con cũng cần được giải tỏa cảm xúc. Nhưng điều đó cũng để con cũng hiểu rằng tiếng khóc của con hay những nhu cầu không hợp lý của con thì sẽ không được người khác đáp ứng.
Tùy theo độ tuổi của con
Nếu con trong giai đoạn từ 2 – 5 tuổi: trẻ bắt đầu biết làm phiền theo kiểu giật chân giật tay khi chúng ta nói chuyện với ai đó. Chúng ta hãy báo trước với con về việc bây giờ bố/mẹ sẽ có 1 cuộc điện thoại. Bố/mẹ sẽ cần con tôn trọng và im lặng trong thời gian đó. Mình có thể cho con đồ chơi, sách, … để con chơi. Và chúng ta cho phép con ở bên cạnh để chơi trong thời gian đó với điều kiện là chúng ta đã dạy con về ám hiệu cơ thể khi chúng ta yêu cầu cần có 1 khoảng im lặng để làm việc.
Nếu con trong giai đoạn từ 5 – 8 tuổi: con trẻ cũng có thể làm phiền chúng ta nhiều. Sau giai đoạn 8 tuổi, trẻ bắt đầu biết hiểu chuyện và con sẽ không còn làm phiền cha mẹ nhiều như vậy nữa.
Vậy thì trước khi chúng ta tiếp khách hoặc nói chuyện điện thoại, chúng ta hãy nói với con rằng là mẹ muốn có 1 khoảng thời gian (10 phút) để làm việc với khách của mẹ hoặc với cuộc điện thoại này. Mẹ cần sự yên lặng để tập trung giải quyết vấn đề. Mẹ sẽ cho con ngồi bên cạnh với điều kiện con sẽ im lặng và không làm phiền. Nếu con không đáp ứng điều đó thì mẹ xin phép vào phòng và làm việc và sau 10 phút mẹ sẽ quay ra cùng với con. Chúng ta phải nói thật rõ ràng, càng rõ ràng càng tốt để đứa trẻ dễ đón nhận và không có cảm giác sợ. Và thậm chí chúng ta có phải nói ra cảm xúc của mình nữa.
Dành thời gian trò chuyện với con trước khi làm việc
Bây giờ mẹ có chuyện muốn nói với con. Mẹ muốn có 10 phút dành cho con, riêng cho con thôi. Và mẹ không muốn khách hàng tiếp theo của mẹ hay cuộc điện thoại tiếp theo của mẹ làm phiền tới con và mẹ. Bây giờ chúng ta sẽ chơi thật vui, đọc sách hay làm những điều mà con thích. Con đồng ý giống chúng ta sẽ dành cho nhau 10 phút không? Mình nhấn mạnh việc không muốn bị làm phiền trong khoảng thời gian dành cho con. Sau đó chúng ta nói với con rằng bây giờ thì hết 10 phút dành cho con rồi, đó là 10 phút trọn vẹn dành riêng cho con, không ai được phép làm phiền và mẹ thật sự biết ơn con vì 10 phút đó cực kỳ vui và hạnh phúc với mẹ.
Và mình nói tiếp là bây giờ thời gian còn lại ở đây là của con. Mẹ sẽ cần dành thời gian cho khách hàng của mẹ, hoặc cho bạn của mẹ, hoặc cho ai đó. Và thời gian đó là thời gian mẹ chỉ dành riêng cho người đó. Và mẹ không thể dành cho ai đó nữa bởi vì họ cũng đang cần giống như là 10 phút vừa qua con được trải nghiệm và họ đang có những vấn đề rất cần mẹ giúp. Con hiểu với điều mẹ nói không?
Con sẽ hiểu được quy tắc mà mình xây cho con từ lúc bé. Con sẽ học được thời điểm nào là thời điểm đèn đỏ phải dừng lại và thời điểm nào là thời điểm được đi tiếp. Con cũng sẽ hiểu được quy tắc được lắng nghe và phải lắng nghe người khác, quy tắc chúng ta tôn trọng là được người khác tôn trọng.
Vậy để làm được điều đó cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô huyên nhé!
YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial
Website: https://cohuyenanphu.com