Ý nghĩa của giấc ngủ
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của con người.
Đầu tiên, một giấc ngủ ngon mang đến cho chúng ta năng lượng, cảm xúc tích cực, suy nghĩ và hành vi tích cực. Điều đó sẽ giúp chúng ta vận hành được các mối quan hệ, tương tác xã hội và giao tiếp tốt hơn. Như vậy chúng ta sẽ đạt được những thành công trong công việc.
Thứ 2, giấc ngủ mang lại cho chúng ta khả năng tập trung để giải quyết các vấn đề trong công việc và học tập. Bên cạnh đó, nó cũng giúp chúng ta có khả năng ghi nhớ cao hơn.
Thứ 3, giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng về mặt thể chất. Khi chúng ta có 1 giấc ngủ ngon, chúng ta sẽ cảm thấy cơ thể khỏe mạnh và có năng lượng tốt. Chúng ta sẽ ăn ngon miệng và ổn định về điều hòa giác quan cũng như cảm nhận rõ ràng được sự an toàn của cơ thể. Các em bé cũng sẽ có cân nặng và chiều cao tốt hơn khi có 1 giấc ngủ đảm bảo, đủ thời gian và đủ chất lượng.
Thứ 4, những giấc ngủ chất lượng sẽ làm tăng hệ miễn dịch của con người. Chúng ta sẽ có khả năng đề kháng các bệnh từ bên ngoài, các vi khuẩn, virus.
Thứ 5, một giấc ngủ tốt sẽ giúp chúng ta minh mẫn hơn và có khả năng sáng tạo tốt hơn. Giấc ngủ chất lượng cũng giúp chúng ta có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn, từ đó chất lượng cuộc sống của chúng ta cũng tốt hơn. Và như vậy, chúng ta dễ đạt được những điều mình mong muốn hơn.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng lợi ích mà một giấc ngủ chất lượng mang lại. Vậy nên đối với những em bé bị rối loạn giấc ngủ sẽ là 1 khó khăn vô cùng.
Những khó khăn của trẻ tự kỷ khi bị rối loạn giấc ngủ
Một em bé bị rối loạn phổ tự kỷ có những rối loạn bên trong làm suy giảm chức năng giao tiếp và tương tác xã hội. Các em có những hành vi cứng nhắc, định hình dập khuôn và cả những rối loạn giác quan đi kèm. Đó là do sự tổn thương về tế bào thần kinh chứ không phải vấn đề về tâm lý.
Nhiều công trình nghiên cứu như ICD và DSM đã có những định hướng, hướng dẫn để chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ. Nhưng phụ huynh lại chỉ chú ý nhiều tới vấn đề phát triển ngôn ngữ và phát triển thể thức cho con, chúng ta quên đi những dạng rối loạn đi kèm. Điều đó lại càng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các em.
Suy giảm chức năng giao tiếp
Nghiên cứu đã cho thấy có tới khoảng 80% trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ có những rối loạn giấc ngủ đi kèm. Điều đó sẽ làm suy giảm nhiều hơn nữa chức năng về tương tác kết nối, giao tiếp và hòa nhập của các em tại môi trường hòa nhập hoặc môi trường trong gia đình. Các em sẽ trở nên khó tính hơn, dễ cáu gắt hơn, cảm xúc tiêu cực nhiều hơn và các hành vi tiêu cực gia tăng.
Stress
Thứ 2, các em bé bị rối loạn phổ tự kỷ có những rối loạn giác quan đi kèm. Khi con bị rối loạn giấc ngủ nữa thì stress sẽ tăng lên và việc cân bằng và điều chỉnh cảm xúc của các em cũng sẽ không ổn định. Không chỉ vậy, nó còn khiến rối loạn giác quan của con trở nên trầm trọng và các hành vi tiêu cực sẽ bộc lộ nhiều hơn. Điều đó sẽ là rào cản ngăn cản sự giao tiếp kết nối của con trong môi trường hòa nhập cũng như tương kết nối và tương tác xã hội.
Ảnh hưởng đến thể chất
Thứ 3, đối với những trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ, khi con có giấc ngủ không đảm bảo về chất lượng và thời gian thì sẽ ảnh hưởng đến thể chất của trẻ. Em sẽ không có cân nặng và chiều cao như các bạn cùng tuổi. Hệ miễn dịch của các em cũng sẽ yếu hơn.
Giảm khả năng ghi nhớ, tập trung
Một vấn đề nữa là giấc ngủ không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ, khả năng tập trung chú ý của các em. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng nhận thức, tiếp thu kiến thức, khả năng sáng tạo, linh hoạt, khả năng liên kết và kết nối của các em.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rối loạn giấc ngủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con người, sự phát triển của trẻ, đặc biệt lại càng là vấn đề lớn đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Và hẳn rằng, những bậc phụ huynh đều quan tâm và mong muốn giải quyết vấn đề này. Vậy cô Huyên sẽ chia sẻ với các cha mẹ những vấn đề trong cơ thể, trong cuộc sống ảnh hưởng tới các em bé khiến các em bị rối loạn giấc ngủ.
Những vấn đề ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ
Vấn đề sinh học
Thứ nhất là vấn đề về mặt sinh học. Sự rối loạn về sản sinh melatonin khiến cho giấc ngủ của con bị ảnh hưởng. Bởi vì có rất nhiều những cơ chế phức tạp về sinh học thần kinh tham gia vào chu kỳ ngủ nên chu kỳ ngủ của 1 em bé bị rối loạn phổ tự kỷ sẽ khác nhiều so với 1 em bé phát triển bình thường. Khi 1 em bé bị rối loạn phổ tự kỷ bị ảnh hưởng bởi vấn đề sinh học thì chúng ta cần phải đưa con đi kiểm tra và đi khám. Để thấy rằng trong cơ thể con đang thiếu những chất nào, từ đó bổ sung để con có giấc ngủ tốt hơn.
Rối loạn giác quan
Vấn đề thứ 2 ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con là vấn đề rối loạn cảm giác, giác quan. Một em bé bị rối loạn phổ tự kỷ sẽ có những rối loạn giác quan đi kèm. Điều đó khiến cho các em bé có cảm giác không an toàn hoặc các em bé tìm kiếm cảm giác qua việc hoạt động liên tục. Điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của các em. Hoặc các em bé lo âu và không dám hoạt động, điều đó cũng khiến cho các em khó đi vào giấc ngủ và giấc ngủ của các em không đảm bảo chất lượng.
Các em bé có những vấn đề rối loạn về vận động hoặc rối loạn về xúc giác thì việc các em cảm nhận được sự thoải mái của cơ thể cũng khó hơn. Việc đi vào giấc ngủ của các em cũng khó hơn và điều đó ảnh hưởng tới sức khỏe của giấc ngủ. Bên cạnh đó, sự nhạy cảm về thính giác cũng khiến chất lượng giấc ngủ của các em bị giảm xuống. Chỉ cần nghe tiếng động nhẹ thôi là các em cũng có thể tỉnh dậy và khó ngủ lại được.
Thói quen ăn uống
Vấn đề thứ 3 ảnh hưởng tới giấc ngủ của các em là thói quen ăn uống. Ví sự rất nhiều em bé thường ăn uống trước giờ ngủ khá gần. Chúng ta thường cho con uống sữa, ăn bánh trước giờ ngủ. Lượng thức ăn đưa vào cơ thể sát giờ ngủ nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa của con. Có rất nhiều trẻ bị trào ngược dạ dày trong quá trình ngủ làm các em tỉnh giấc.
Bệnh thực thể
Vấn đề thứ 4 ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của các em đó là bệnh thực thể. Ví dụ có rất nhiều em bé bị tai mũi họng, điều đó khiến cho các em bé bị khó chịu và buổi tối các em có thể bị tỉnh giấc. Hoặc là nhiều em bé bị viêm da sẽ làm cho các em nửa đêm khó chịu, ngứa ngáy. Hoặc các em bị ho, bị bệnh về hô hấp cũng làm cho các em khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ sâu. Điều đó khiến cho giấc ngủ của các em không đảm bảo chất lượng, thậm chí các em cũng không có đủ thời gian để ngủ.
Cách cải thiện giấc ngủ cho trẻ
Đưa con đi khám
Nhiều phụ huynh nhận thấy những biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở con. Ví dụ như con thường bị mất ngủ, trong tuần khoảng 2 – 3 buổi con ngủ với thời gian rất ngắn. Hoặc con thường trằn trọc khó ngủ, con ngủ ngáy to và ngủ không sâu. Thời gian ngủ không đủ, chất lượng ngủ không đảm bảo. Và sáng hôm sau con mê man và khó tỉnh giấc.
Cha mẹ đã đưa con đi viện khám để nghe tư vấn từ bác sĩ. Trong trong tình trạng cần sử dụng thuốc thì bác sĩ sẽ kê đơn. Các cha mẹ phải theo dõi hành trình sau khi sử dụng thuốc thì giấc ngủ của con có đảm bảo không. Nếu không thì chúng ta cần tìm cách thức khác để tác động và ổn định giấc ngủ cho con.
Tạo môi trường thoải mái
Khi con ngủ, con sẽ cần có 1 môi trường thoải mái, phù hợp với nhu cầu của con. Ví dụ như những em bé có nhu cầu về xúc giác thì chăn gối mềm mại hoặc ga giường đúng chất liệu con thích sẽ tạo cho con cảm giác thoải mái.
Với những em bé thích nghe nhạc trước khi đi ngủ thì chúng ta cũng có thể cho com nghe nhạc nhẹ để con dễ vào giấc hơn. Có những em bé lại thích tắm bằng nước ấm hoặc ngâm chân, massage trước khi đi ngủ. Hoặc có những em bé thích được mẹ kể chuyện thủ thỉ bên tai. Hay có những em bé lại thích ngủ trong căn phòng tối.
Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!
YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial
Website: https://cohuyenanphu.com