Thực trạng trầm cảm ở trẻ
Nhiều phụ huynh chia sẻ con của họ đã rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc rối loạn lo âu, chống đối xã hội, ám ảnh cưỡng chế. Điều đó khiến cho cuộc sống gia đình bị đảo lộn.
Chủ yếu nó diễn ra ở những bạn học sinh trong giai đoạn cấp 2. Đó là lúc mà con đang ở ngưỡng của tuổi dậy thì, con có rất nhiều thay đổi trong cấu trúc và hoạt động của não bộ. Những thay đổi trong cơ thể con cũng là khó khăn trở ngại cho chính bản thân con. Hay thậm chí cả những bạn sinh viên đại học và kể cả cha mẹ cũng có thể mắc phải những hội chứng này.
Và cha mẹ đôi khi quá bận rộn với những áp lực và vai trò trong xã hội để có thể dành thời gian cho con cũng như là tìm kiếm những thông tin kiến thức để hiểu con hơn trong giai đoạn này.
Ngay cả khi cha mẹ đã đọc các thông tin nhưng khi áp dụng trên con thì chúng ta vẫn không thành công. Bởi vì chúng ta đã mất kết nối trong giao tiếp với con từ lâu nên khi chúng ta bắt đầu quay lại để hỗ trợ con thì đứa trẻ từ chối sự giúp đỡ từ cha mẹ.
Vậy nên hôm nay cô Huyên sẽ chia sẻ với các cha mẹ 3 cách để chúng ta có thể tiếp cận và hỗ trợ con. Và cần phải thực hiện đủ 3 điều này thì mới có thể hỗ trợ cho các con tốt được trong thời điểm mà con bị rối loạn tâm lý. Đó là mô hình 3 chữ T.
Mô hình 3T điều trị trầm cảm
Thuốc
Chữ T đầu tiên là Thuốc. Rất nhiều người đi khám tại bệnh viện và được bác sĩ kê các dạng thuốc như: thuốc an thần, thuốc hỗ trợ thần kinh, thuốc bổ cho những người suy nhược cơ thể, thuốc hỗ trợ giấc ngủ, thuốc hỗ trợ trầm cảm, rối loạn lo âu,…
Chúng ta tin tưởng sử dụng thuốc và giữ nguyên mọi thứ như cũ. Một số người trầm cảm ở mức độ nhẹ hoặc phù hợp với thuốc thì có sự thay đổi và chuyển biến rất tốt. Nhưng phần lớn mọi người sẽ không có sự thích nghi hoàn toàn và cứ hết lộ trình thuốc thì vấn đề lại quay trở lại.
Vì thế 1 chữ T là thuốc thôi thì chưa đủ để điều trị trầm cảm.
Thể dục
Chữ T thứ 2 là Thể dục. Thể dục thể thao là 1 hoạt động vô cùng quan trọng và có ý nghĩa ngay cả với những người bình thường. Đối với những người rối loạn tâm lý, những người bị trầm cảm thì họ càng cần hoạt động thể dục thể thao.
Bởi vì thông qua hoạt động thể dục thì cơ thể sẽ trao đổi chất tốt hơn. Khi chúng ta tập thể dục, cơ thể chúng ta được vận động, các cơ bắp được hoạt động, sự tuần hoàn của máu tới các cơ quan trong cơ thể cũng tốt hơn. Chúng ta cũng trở nên có năng lượng hơn, có sức sống hơn, linh hoạt hơn trong cuộc sống. Và như vậy chúng ta sẽ có được sự ổn định về giấc ngủ, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp của chúng ta cũng sẽ hoạt động tốt hơn.
Vậy nên bác sĩ luôn khuyến nghị những người trầm cảm, rối loạn lo âu, những người có vấn đề về tâm lý nên tập thể dục. Khi tập thể dục, họ sẽ nhìn được mọi thứ xung quanh. Ở đó cũng sẽ có cộng đồng, có năng lượng. Họ sẽ quan sát được nhiều hơn thay vì chỉ nhốt mình trong 1 căn phòng, tiếp tục suy nghĩ miên man và lo lắng về những điều mình đang nghĩ.
Và chỉ cần 2 chữ T đó thôi thì những người có rối loạn nhẹ hoặc trầm cảm nhẹ có thể sẽ vượt qua được. Nhưng không tránh khỏi việc vấn đề sẽ tiếp tục tái hiện bởi chúng ta không giải quyết tâm gốc của vấn đề. Vậy nên chúng ta cần phải có chữ T thứ 3.
Tâm lý
Chữ t thứ 3 đó là Tâm lý. Những người bị rối trầm cảm, rối loạn tâm lý cần có 1 nhà tâm lý để lắng nghe những chia sẻ của họ để có những câu hỏi tham vấn để khơi gợi ra những khó khăn ở bên trong mà họ chưa tìm được câu trả lời hoặc chưa giải quyết được, không nói ra được.
Những nhà tâm lý sẽ hỗ trợ cho họ có cơ hội được thể hiện, được nói ra, được sẻ chia. Và đó cũng là lúc mà những nhà tâm lý sẽ giúp cho khách hàng của mình tìm được giải pháp để giải quyết vấn đề.
Quan trọng hơn nữa đó là họ sẽ có những kỹ thuật, kỹ năng trong quá trình tham vấn để giúp cho khách hàng của mình nhận ra được giá trị của bản thân, có được tầm nhìn về tương lai. Các bạn cũng có thể tìm ra được những ước mơ của mình, những kế hoạch và lộ trình để từng bước thực hiện được.
Những nhà tâm lý cũng là người đồng hành trong hành trình kết nối khách hàng của mình là những học sinh có rối loạn về tâm lý với cha mẹ của các con và chữa lành mối quan hệ của khách hàng với chính những người thân trong gia đình cũng như là chữa lành chính bản thân khách hàng. Nó giúp cho các bạn gặp khó khăn trong học tập, rối loạn tâm lý, khó khăn trong kết nối tìm ra được một hướng đi, một cách giải quyết vấn đề của mình.
Lưu ý cho cha mẹ
3 chữ T trên sẽ giúp cho vấn đề của những người bị rối loạn tâm lý sẽ được giải quyết tận gốc và triệt để.
Vậy nên nếu chúng ta đang có những em bé gặp khó khăn về rối loạn tâm lý mà chúng ta chỉ mới tìm tới bác sĩ thôi là chưa đủ, Chúng ta sẽ cần có 1 lộ trình dài hạn. Chúng ta sẽ phải set up, lập trình lại suy nghĩ cho con của mình. Để từ đó, con có suy nghĩ đúng đắn trước khi con có 1 trạng thái cảm xúc với năng lượng tích cực để thực hiện và hành động thì mới có thể cho ra kết quả .
Và người đồng hành cùng con lâu dài nhất chính là cha mẹ. Vậy nên cha mẹ phải là người hiểu vấn đề. Bên cạnh đó, một người làm tâm lý sẽ kết nối con với những người thân trong gia đình cũng như là cho con những câu hỏi gợi mở để con có thể tìm được hướng giải quyết của mình.
Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!
YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial
Website: https://cohuyenanphu.com