Nhiều phụ huynh thắc mắc rằng con đã biết nói nhưng lại không trả lời câu hỏi của người khác. Vậy hôm nay cô Huyên sẽ chia sẻ với các cha mẹ một số kiến thức để giải đáp vấn đề này.
Nguyên nhân trẻ không trả lời câu hỏi của người khác
Con chưa thực sự nghe câu hỏi
Việc đứa trẻ nghe mà không trả lời có thể thời điểm đó con chưa thực sự nghe họ hỏi cái gì. Khi họ hỏi lại nhiều lần và con trả lời là hả, hỏi cái gì đấy thì đó là lúc con đang không tập trung vào những gì họ nói nên cũng khó để trả lời.
Con không hiểu câu hỏi
Thứ 2 là có thể con nghe nhưng không hiểu họ đang hỏi gì. Ví dụ như chúng ta học tiếng Anh, thầy giáo hỏi là “What is it?”, chúng ta biết được đây là cái bút thì đó là vốn từ. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cần phải hiểu được quy trình giao tiếp bao gồm một người khởi xướng, một người đáp ứng. Nó là quy trình trao đổi giữa người này nói, người kia nghe. Đó là điều kiện cần phải có để hiểu 1 cuộc giao tiếp. Và 1 cái cần phải có nữa để trẻ trả lời được câu hỏi là trẻ phải hiểu được.
Ở ví dụ trên khi chúng ta hiểu được câu hỏi của thầy, chúng ta có vốn từ, chúng ta hiểu quá trình giao tiếp thì chúng ta sẽ trả lời là “It is a pen”. Rõ ràng chúng ta hiểu thì chúng ta mới nói được. Nhưng nếu chúng ta không có vốn từ về cái này hoặc chúng ta không hiểu họ đang hỏi gì hoặc chúng ta không hiểu quy trình giao tiếp bao gồm người này nói, người kia nghe thì chúng ta cũng không trả lời được.
Hoặc ở thời điểm đó chúng ta tạm nghe âm thanh nhưng không tập trung vào câu hỏi mà đang tập trung vào việc mình làm. Thậm chí nhìn 1 cái gì đó chăm chăm nhưng đầu nghĩ về thứ khác. Điều đó cũng khiến con không thể trả lời câu hỏi.
Giải pháp cho cha mẹ
Trước khi trả lời câu hỏi được con cần phải có khả năng vốn từ tốt, hiểu câu hỏi, hiểu quy trình giao tiếp và phải thật sự có hứng thú và có nhu cầu vào hành trình giao tiếp với người bên cạnh. Bởi vì khi có nhu cầu hoặc hứng thú thì con sẽ dồn sự tập trung vào đó. Sự tập trung của con cộng với vốn từ con có cộng với sự hiểu của con thì việc con trả lời sẽ dễ.
Chẳng hạn đơn giản khi mẹ hỏi Cái gì đây, nhận thức của con biết thừa đây là cái bút, khi con có nhu cầu con bảo với mẹ là bút. Rõ ràng con có nhu cầu nên con biết đây là cái bút và con cũng nói được cái bút. Vậy vốn từ của con có rồi, con cũng có nhu cầu để con thể hiện rồi thì tại sao khi mẹ hỏi con lại không trả lời mà con chỉ nhìn và con cười hoặc con chỉ nhìn thôi.
Ở đây con có vốn từ nhưng vốn từ này mới chỉ là vốn từ về khái niệm đồ vật mà chưa có vốn từ về cấu trúc câu cần phải trả lời. Ví dụ khi thầy giáo hỏi “What is it?”, con sẽ hiểu đó là câu hỏi, con có vốn từ, con sẽ trả lời là “pen”. Thì ở đó con chưa được điểm tối đa và người ta sẽ chỉnh con là “It is a pen”.
Và lúc đó con cảm thấy xấu hổ, con cảm thấy ngại hoặc con đang gặp khó khăn là con có thể nói rõ được chữ “pen” nhưng con không nói rõ được chữ “It is”. Vậy con có ngôn ngữ rồi chưa hẳn con đã hiểu được cần phải nói câu như thế nào cho phù hợp trong đoạn hội thoại đó. Nên để con trả lời được câu hỏi, cần phải đảm bảo được những kỹ năng tiền đề phía trước.
Hy vọng chia sẻ của cô Huyên đã giúp được cha mẹ phần nào hiểu được vấn đề của con và dạy con tốt hơn. Còn để hiểu sâu hơn thì cô Huyên sẽ cần thêm các thông tin cụ thể về con để có thể tư vấn được cho từng tình huống.
Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!
YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial
Website: https://cohuyenanphu.com