Chắc hẳn cha mẹ nào cũng mong muốn con có thể xây dựng nhiều mối quan hệ tích cực. Nó là bước đệm cho con phát triển và thành công trong tương lai. Tuy nhiên, có thể cha mẹ không biết rằng chính những mâu thuẫn của cha mẹ là một nguyên nhân khiến con gặp khó khăn trong kết nối với bạn bè. Vậy hôm nay cô Huyên sẽ chia sẻ với cha mẹ 1 số góc nhìn để chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề này.
Xu hướng kết nối của con theo từng độ tuổi
Giai đoạn từ 0 đến 7 tuổi, cha mẹ và môi trường gia đình ảnh hưởng đến con rất nhiều. Từ các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, văn hóa ứng xử cho đến phong cách sống. Vậy nên tất cả những việc làm, những phát ngôn của cha mẹ, những sẻ chia, những chỉ dẫn của cha mẹ với con đều có giá trị vô cùng to lớn. Nó là bước đệm để sau này con phát triển. Vì vậy chúng ta phải có tư duy thông thái, phải có đủ bản lĩnh và lòng từ bi, trí tuệ, sự dũng cảm để con có hành trang vượt sóng đón thành công.
Khoa học thần kinh cho thấy đứa trẻ từ 7 tuổi trở lên kết nối và đi ra ngoài xã hội nhiều hơn. Giai đoạn từ 7 – 14 tuổi là giai đoạn bắt chước, giai đoạn mà tất cả những hành động của cha mẹ, của những người xung quanh là idol. Con vô cùng thích và bắt chước theo những người con thần tượng.
Giai đoạn từ 14 – 21 tuổi là lúc con trở thành con người của xã hội. Con thích đi ra ngoài kết nối, thích thể hiện bản thân, thích trao giá trị của mình cho người khác và thích được ghi nhận là 1 người giá trị nào đó ở ngoài xã hội, trong nhóm bạn bè. Nên con sẽ muốn dành thời gian để kết nối với các bạn nhiều hơn là dành thời gian để kết nối với cha mẹ.
Khó khăn của con khi kết nối với bạn bè
Tuy nhiên, giai đoạn này não bộ của con chưa hoàn thiện ở mức độ trưởng thành, con vô cùng nhạy cảm, những suy nghĩ của con cũng khá nông và bồng bột theo những suy nghĩ tự nhiên. Chính vì thế, từ 7 tuổi trở lên trẻ thường kết nối bằng cách trêu. Các con trêu tất cả mọi thứ.
Chính vì vậy những bạn có đời sống cảm xúc không ổn định rất khó để kết nối qua lại với những người bạn trong cùng độ tuổi. Con khó đón nhận nên sẽ có 2 phản ứng: né tránh hoặc đối đầu.
Khi con đón nhận các hormone stress trong gia đình thì con sẽ khó điều chỉnh, cân bằng các kết nối và các mối quan hệ với bạn bè. Con có thể tự ti, xấu hổ, thu mình lại. Hoặc con có thể tức giận, khó chịu và có những phản ứng tiêu cực như gây gổ hoặc làm tổn thương người khác. Nhưng dù là trường hợp nào thì đó đều là điều không tốt với con.
Vì vậy nếu con sinh ra trong 1 gia đình mà cha mẹ có những bất đồng, mâu thuẫn thì đều không tốt cho con. Đó không phải bước đệm để con có đủ năng lực nội tại về làm chủ cảm xúc để con có thể đi ra ngoài xã hội trong giai đoạn não bộ chưa hoàn thiện. Con rơi vào trạng thái bế tắc. Và lúc đó chúng ta không hiểu vấn đề đang xảy ra với con là gì. Vậy cha mẹ phải đặt ra câu hỏi là đã có chuyện gì xảy ra khiến con có vấn đề như hiện tại. Từ đó để tìm ra cách thức hỗ trợ con.
Cha mẹ không dạy con các kỹ năng xây dựng mối quan hệ
Vấn đề thứ 2 đó là bởi vì ngay trong gia đình của mình, con đang không được sống trong cảm giác đủ đầy, hạnh phúc, an toàn.
Con đang sống trong cảm giác lo lắng, stress được sinh ra từ các mâu thuẫn, sự bất đồng, sự thiếu lắng nghe, thiếu tôn trọng của những người làm cha mẹ. Cha mẹ không dạy con cách đồng cảm về cảm xúc hay kỹ năng lắng nghe. Và chính vì thiếu sự đồng cảm, thiếu sự thấu hiểu, thiếu sự tôn trọng đó nên con không kết nối được với bạn bè.
Hi vọng qua chia sẻ của cô Huyên, cha mẹ sẽ hiểu được rằng mối quan hệ giữa cha mẹ chính là mô thức hành vi để con học theo. Cha mẹ hãy nhìn vào bản thân mình, xây dựng lại mối quan hệ của mình với những người xung quanh để trở thành gương tốt cho con. Điều đó sẽ giúp con trở thành những công dân tích cực, những công dân hạnh phúc của thời hiện đại.
Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!
YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial
Website: https://cohuyenanphu.com