Cha mẹ nào cũng muốn kết nối với con 1 cách tích cực. Và nền tảng của mối quan hệ này là những cuộc giao tiếp. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ đang gặp khó khăn trong hành trình này. Vậy hôm nay cô Huyên sẽ chia sẻ với các cha mẹ những nguyên tắc để giao tiếp thành công với con.
Tham gia 100% khi giao tiếp với con
Đầu tiên cô Huyên muốn chia sẻ với các cha mẹ nguyên tắc tham gia 100% trong giao tiếp. Rất nhiều bạn học sinh ở tuổi dậy thì chia sẻ rằng bố mẹ chỉ nói chuyện với các bạn ấy theo kiểu phải nói thôi. Nên các bạn chán không muốn nói nữa.
Bởi vì khi mẹ nói chuyện với con mẹ vẫn xem điện thoại, mẹ vẫn nhìn ra ngoài và thấy được đôi giày để không đúng chỗ,… Con cảm thấy mình không được lắng nghe. Dù đã nhắc mẹ rồi thì mẹ vẫn bảo con cứ nói đi, mẹ nghe được hết. Cách chúng ta phản ứng như vậy làm cho đối tượng giao tiếp cùng chúng ta không thích. Bởi vì bạn không hiện diện 100%, không tham gia 100%.
Soi gương đồng điệu
Khi chúng ta tham gia giao tiếp bằng cả cơ thể bên ngoài lẫn tâm trí bên trong sẽ giúp người nói muốn chia sẻ hơn. Khi chúng ta nghe 1 ai đó nói chuyện, không phải chúng ta chỉ nghe bằng mà chúng ta nghe bằng toàn bộ cơ thể của mình, bằng tất cả mọi giác quan. Chúng ta ngồi đối diện họ, thể hiện lại biểu cảm hoặc hành động của họ. Đây được gọi là soi gương đồng điệu.
Khi chúng ta soi gương đồng điệu thì người đối diện sẽ cảm thấy tất cả mọi hành động, lời nói của họ đều được chú tâm từ người đối diện. Như vậy, để giao tiếp thành công với con thì chúng ta cần phải hiện diện để con cảm nhận được sự chân thành của cha mẹ.
Lắng nghe chủ động
Ngoài việc lắng nghe thì cha mẹ cũng cần có kỹ năng phản hồi. Nhiều cha mẹ lắng nghe theo 1 cách rất thụ động. Họ ngồi tập trung vào con và đệm những câu từ ngắn gọn theo cảm xúc của con. Chỉ cần đơn giản như vậy là đứa trẻ có thể cảm thấy mình được thoải mái, được chia sẻ, được lắng nghe.
Thế nhưng có những người cha mẹ rất tỉnh thức, họ lắng nghe 1 cách chủ động, tập trung đa giác quan và phản hồi bằng cách lặp lại những thông tin quan trọng, đưa ra các câu hỏi gợi mở để đứa trẻ tiếp tục chia sẻ. Việc phản hồi đúng sai cho câu hỏi làm sáng tỏ và bóc tách các vấn đề của con. Như vậy cũng ta sẽ hiểu con hơn. Và chính con sẽ tự tìm ra cách để giải quyết vấn đề của mình.
Vậy cha mẹ hãy tham gia 100% vào 1 cuộc giao tiếp. Và để thành công trong giao tiếp, cha mẹ cần lắng nghe chân thành và chủ động để khơi gợi, thu thập thông tin cũng như là giúp con tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề của mình.
Nguyên tắc 1 phút
Nguyên tắc số 2 đó là nguyên tắc 1 phút. Đó là khi giao tiếp với ai đó, chúng ta cần phải có kỹ năng quan sát và dự đoán. Chúng ta sẽ dự đoán trong 1 phút tiếp theo, người đối diện chúng ta sẽ làm gì.
Ví dụ chúng ta đi gặp khách hàng chẳng hạn. Chúng ta sẽ nhìn thấy họ khi bước chân vào nhà hàng, ngồi xuống và dự đoán 1 phút tiếp theo họ sẽ làm gì. Có thể 1 phút tiêp theo họ sẽ gọi nước, họ sẽ cầm menu hoặc họ sẽ bắt đầu nhìn thẳng vào mình để nói chuyện. Những dự đoán đó giúp chúng ta ở thế chủ động.
Chúng ta sẽ quan sát xem, nếu họ cần menu để gọi nước thì chúng ta sẽ gọi người phục vụ, đưa cho người đối diện menu và để họ gọi nước trước. Như vậy họ sẽ cảm thấu là họ được hiểu, người giao tiếp cùng họ rất tinh tế và họ sẽ cảm thấy thoải mái.
Hoặc ví dụ khi dạy con học, chúng ta quan sát con đã đến giai đoạn uể oải rồi. Con ngọ nguậy và tay cầm bút không còn vững nữa. Vậy chúng ta phải đặt ra câu hỏi 1 phút tiếp theo con sẽ muốn làm gì? Có thể con sẽ muốn đi ra khỏi bàn để uống nước, giải lao 1 chút. Khi cha mẹ dự đoán được điều đó thì chúng ta cũng chuẩn bị sẵn được cảm xúc, hành động tương tác cùng con. Lúc đó con sẽ cảm thấy thoải mái. Và khi con ra dấu cần được dừng lại và được nghỉ thì chúng ta cũng sẽ đón nhận mọi chuyện đơn giản hơn.
Tư duy 1 chạm
Trong giao tiếp, chúng ta rất dễ có cảm tình hoặc yêu thích những người nhạy cảm, thấu hiểu được người khác. Chúng ta luôn muốn đối tác giao tiếp có tư duy nhanh và dự đoán trước được vấn đề. Cô Huyên gọi tư duy này là tư duy 1 chạm.
Đó là chúng ta sẽ tận dụng thời gian để tìm cách giải quyết mọi vấn đề 1 cách nhanh nhất và thuận tiện nhất cho người đối diện. Như vậy thì người đối diện có thể vận hành công việc một cách nhanh nhất, họ cảm thấy rất hài lòng về những hành động của những người có tư duy đó. Đó là tư duy tận dụng các vấn đề, sự thấu hiểu, sự nhanh nhẹn và cả sự nhạy cảm bên trong con người. Ai cũng muốn được làm việc với những người như vậy, ai cũng rất có cảm tình với những người có tư duy đi trước 1 bước và biết hiểu cho người khác, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người khác.
Ứng dụng tư duy 1 chạm trong hành trình dạy con
Chính vì vậy trong hành trình nuôi con chúng ta cũng sẽ dạy theo tư duy 1 chạm. Đó là khi giúp đỡ, hỗ trợ ai đó hãy làm sao để mọi việc trở nên tốt đẹp nhất, nhẹ nhàng và dễ dàng nhất đối với họ. Khi con lớn lên, đi làm, tư duy 1 chạm sẽ giúp những người xung quanh cảm nhận và ấn tượng tốt đẹp về nhân sự mới. Trong gia đình những đứa trẻ có tư duy 1 chạm là những đứa trẻ rất hiểu chuyện.
Ví dụ con đi về thấy mẹ hoặc bố đang ngủ ở sofa thì lập tức đứa trẻ sẽ tắt điện để bố mẹ ngủ và đi vào phòng 1 cách nhẹ nhàng. Đó chính là tư duy 1 chạm để người nằm đó không cảm thấy bị ồn ào và không phải thức dậy để tắt bóng điện. Những ấn tượng trong giao tiếp đó mình cần làm mẫu sau đó mới dạy con cách để thực hiện tư duy 1 chạm.
Hi vọng qua chia sẻ của cô Huyên, cha mẹ sẽ áp dụng thành công vào hành trình kết nối và giao tiếp, đặc biệt là trong kết nối với con. Lập tức, cha mẹ sẽ trở thành những người cha mẹ tỉnh thức, những người bạn của con. Con sẽ cực kỳ tin tưởng cha mẹ, cực kỳ thích nói chuyện với cha mẹ. Khi đó con sẽ thật sự muốn chia sẻ và sẽ học được nhiều điều từ cha mẹ. Đó chính là cuộc giao tiếp thành công và kết nối tích cực với con.
Hi vọng qua chia sẻ của cô Huyên, các cha mẹ sẽ có đủ sự tự tin và tỉnh thức để dẫn dắt cho con trong hành trình phát triển tiếp theo.
Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!
YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial
Website: https://cohuyenanphu.com