Có 1 ông bố trẻ với những lời chia sẻ rằng tôi là 1 ông bố và tôi rất là yêu con, yêu con hơn cả bản thân mình. Nhưng không hiểu vì sao có những khi mình yêu con, thương con nhưng mình không kiểm soát được cơn nóng giận của mình dẫn đến việc mình quát con, cáu con, đánh con, thậm chí là đánh con. Và sau khi mà đánh con xong, thì quay trở lại nhìn con, cảm thấy rất là thương con và hối hận. Vì vậy hôm nay cô Huyên muốn chia sẻ lý do vì sao mà chúng ta yêu con nhưng chúng ta lại hành xử làm cho con bị tổn thương.

Mô thức hành vi mẫu lặp lại từ thế hệ này qua thế hệ khác

Là bởi vì trong tiềm thức của chúng ta được cài đặt sẵn về nền giáo dục đúng đắn. Đó là cha mẹ sinh con ra thì cha mẹ có quyền dạy con. Cha mẹ nói thì con phải nghe. Những gì mà cha mẹ mong muốn cho con là những điều tốt nhất. Nên chúng ta bắt con phải làm. 

Khi mà con không làm, hoặc con phản kháng lại thì chúng ta kết luận rằng con hư. Chúng ta bắt đầu cáu, quát và nóng tính là bởi vì đó là mô thức hành vi được lặp lại từ đời ông bà. Ông bà quát, đánh, mắng nhiều nên bố mẹ mới được như bây giờ. Mô thức hành vi sẽ được lặp lại trong nhận thức rằng đó là điều đúng đắn. 

Nhưng đã bao giờ cha mẹ đặt một câu hỏi rằng: Như thế nào là tốt cho con? Những điều mà cha mẹ yêu cầu con làm đấy là tốt cho con hay là tốt cho cha mẹ? Chúng ta đã nói với con, đã dạy con những điều thật sự đúng hay chưa? Và nó có cho ra một kết quả hoàn toàn đúng hay chưa? Đã có sách vở hay nghiên cứu nào đó ghi chép rằng đấy là điều hoàn toàn đúng đắn khi dạy con?

Vậy cái sự đúng đó là do chúng ta cho là đúng. 

Nếu chúng ta mà bị cha mẹ mình áp đặt rằng là cái gì cũng phải ăn thì mới đủ chất được, mới lớn, mới cao được. Vô tình chúng ta cho rằng như thế là đúng và đến giờ chúng ta cũng áp đặt lên con.

Nếu như cha mẹ nói rằng phải ăn cá thì mới tốt nhưng bản thân đứa trẻ đó không thích ăn cá. Khi bố mẹ yêu cầu con ăn như thế thì bản thân người con đó, bạn ấy chịu một cái áp lực và bạn ấy phải vượt qua. Vậy thì dù có vượt qua hay không thì ở bên trong bạn đấy cũng có một nỗi đau. Nỗi đau của sự áp đặt.

Mình không làm theo yêu cầu của cha mẹ thì bị mắng. Mình đi học bị điểm thấp là về bị cha mẹ đánh cho một trận, không cần biết là lý do gì. Về nhìn đến chữ xấu thậm chí có bố mẹ xé vở của con. Khi con không làm bài tập mà bị cô nói, bố mẹ ném sách vở của con ra ngoài. Mà có giải thích thế nào thì vẫn đánh như thế. 

Và khi chúng ta lớn lên như vậy, trong cái tuổi thơ của chúng ta đã có những nỗi đau. Cái nỗi đau không được lắng nghe đó nó vẫn nằm ở đây, nó nằm sẵn trong con người mình thành cái cục ở trong đấy. Rồi khi chúng ta làm cha làm mẹ, chúng ta sinh ra những người con. Thì chúng ta cũng mang tâm lý của một người mong muốn làm những điều tốt nhất cho con của mình. Và chúng ta cũng áp đặt lên con những yêu cầu, những mong muốn của chính người cha người mẹ đó.

Và như thế cái giáo dục từ đời này sang đời khác, rằng cha mẹ nói thì luôn đúng và con cái không được cãi lời cha mẹ. Nếu con cãi thì được gọi là hư. Nên hầu như các em bé hoặc người con của mình rất ít có cơ hội được giãi bày, được chia sẻ và được nói lên những mong muốn nhu cầu của mình. Mà thậm chí là nói lên rồi thì cha mẹ cũng chưa lắng nghe được 100%.

Chúng ta mang nỗi ấm ức của chúng ta từ trong quá khứ, nỗi ấm ức vì bị áp đặt, nỗi ấm ức vì không được cảm thông, nỗi ấm ức vì cha mẹ không hiểu. Và thế là khi chúng ta sinh con ra, đến thời điểm một sự kiện tương tự diễn ra, những ký ức xấu từ quá khứ này bắt đầu sống dậy. Chúng ta nhìn từ góc độ của người làm cha mẹ và soi chiếu từ cha mẹ chúng ta trước đây. 

Ông bà ngày xưa dạy bố mẹ làm như thế này mới là đúng. Đi học thì phải được điểm cao, phải viết chữ đẹp. Ông bà yêu cầu bố mẹ làm như thế mà bố mẹ không làm thì ông bà sẽ đánh, sẽ quát, sẽ mắng. Như thế nên bây giờ bố mẹ mới thành công này. Có quát có mắng nên bây giờ bố mẹ mới thành tài này.

Nhưng đã bao giờ chúng ta dành được một khoảng thời gian nào đó để lắng nghe con của chúng ta? Là lý do vì sao con không viết bài? Lý do bị sao con không chào người khác? Lý do vì sao hôm nay con bánh bạn? Hãy lý do vì sao con không chịu đi học? 

Nên nếu chúng ta dành thời gian nghe những gì con nói, những gì con cảm nhận thì đó mới thật sự là những người cha, người mẹ tỉnh thức và minh triết.

Và chúng ta phải hiểu rằng ông bà dạy không sai, nhưng nó không đúng ở mọi thời đại và mọi thời điểm. Đặc biệt với khi mà xã hội ngày phát triển lên, con trẻ khôn hơn và thông minh hơn chúng ta rất nhiều. 

Cha mẹ gán những ước mơ của mình vào con 

Cha mẹ sinh ta ra, mang chúng ta đến thế giới này và cũng có những hy vọng đặt lên chúng ta. Ví dụ như là cha mẹ không được học, sinh con ra thì mong muốn con phải được học. 

Chúng ta có nhiều mơ ước. Nhưng vì nhiều lý do mà chúng ta chưa đạt được những mơ ước này. Ví dụ chúng ta rất muốn cao, nhưng mà lớn lên chúng ta không thể cao được. Hay chúng ta muốn học giỏi toán, nhưng mà chúng ta chật vật mãi không học được toán. Có thể là vì sự trì hoãn. Có thể là nỗi sợ trong chúng ta, có thể là nỗi đau về tài chính. Nó là rào cản để chúng ta không đạt được mơ của mình. 

Và khi sinh con ra, tất cả những mơ ước này chúng ta kỳ vọng vào con. Đến khi con của chúng ta không làm được, thì chúng ta cảm thấy lo lắng. Chúng ta cảm thấy sợ hãi. Chúng ta cảm thấy bất lực. Và lúc đó, tình yêu của chúng ta dành cho con mới trỗi dậy. Nó trỗi dậy thì tao phải quát mày, tao phải mắng mày, tao phải áp đặt mày học môn đó, phải làm điều đó thì mới thành công được. 

Vậy thì có phải, chúng ta yêu con là tình yêu là sự thật ? Nhưng ẩn sâu bên trong, lý do vì sao chúng ta đánh con mắng con. Là bởi vì chúng ta lo lắng ước mơ của chúng ta, con không hoàn thiện được. Chúng ta lo lắng khi con không học giỏi thì chúng ta sẽ không có một điểm tựa tốt cho tương lai. Rằng khi con chúng ta không phải là những người học giỏi, thành đạt thì chúng ta sẽ không có niềm tự hào với xã hội, rằng chúng ta nuôi được con thông minh và học giỏi. Tất cả những cái đấy đều là nỗi lo của cha mẹ.

Vậy thì điều mà cha mẹ mong muốn là mong muốn tốt cho con. Nhưng ẩn sâu bên trong, nó là nhu cầu của cha mẹ. Là nhu cầu được tự hào, được công nhận, được an ủi và có điểm tựa của tương lai. Vì sao? Vì cuộc đời của chúng ta đã thất bại quá nhiều thứ rồi. Vì đi thi chúng ta đã thất bại rất nhiều cuộc thi rồi. Và đến bây giờ khi con chúng ta đi thi, thì chúng ta bằng mọi cách ép con phải học. Con chỉ việc học, để việc nhà mẹ làm cho, để khi con học giỏi  thì mẹ được tự hào với xã hội. Rằng bố mẹ là người nuôi con thành công.

Chúng ta thử ngẫm lại xem vì sao chúng ta lại đặt nhiều kỳ vọng lên con như vậy. Và tại sao chúng ta rất yêu con, nhưng chúng ta vẫn quát con, mắng con và không kiểm soát được cảm xúc khi con mình làm sai. Là bởi vì chúng ta cũng có những cái mục tiêu ẩn sâu ở trong đó.

Và cứ như thế, con sống hộ đời của những đứa trẻ tổn thương bên trong cha mẹ. Vậy thì đứa trẻ trong con người của con không có ai làm hộ, thì sau đó, đến đời cháu của mình, nó lại sống tiếp ước mơ của cha mẹ nó. Vậy các thế hệ tiếp theo sẽ sống dựa vào đâu để tìm được chính mình. 

Và nếu như nhìn thẳng được vào điều đó, nhìn thẳng được vào nhu cầu thực tế của cha mẹ, chúng ta đang kỳ vọng lên con, thì chúng ta mới hiểu được là con của mình cũng thật sự áp lực.

Ta không nhận ra rằng với việc áp đặt bản thân mình lên con cái ta đã cản trở sự phát triển tâm hồn của con. Ta muốn con cái có được điều mà ta cho là nó tốt nhất đối với con. Nhưng trong quá trình nỗ lực để đạt được điều này, ta dễ dàng quên mất điều quan trọng nhất đối với con là quyền được làm chính mình và sống một cuộc đời đúng đắn với tâm hồn độc đáo của con.

Khi hiểu sâu sắc điều này, ta phải điều chỉnh cách nuôi dưỡng con theo nhu cầu của con chứ không phải nhào nặn con cho vừa với nhu cầu của chúng ta.

Tất cả các cha mẹ cùng ngẫm lại xem trong một ngày, mình dành bao nhiêu thời gian để chia sẻ và lắng nghe con. Chúng ta đã lắng nghe con mình muốn gì chưa, và đi theo hướng của mình có thật sự mang lại cái hạnh phúc cho con chưa. Hãy tự hỏi rằng, cái thành tích từ bé học để chiều lòng cha mẹ đó, có thật sự tốt trong cuộc đời của con không? Đừng vẽ con theo cuộc đời của cha mẹ và đừng bắt con phải làm hộ những cái mơ ước của cha mẹ.

Hãy nhìn sâu vào bên trong mình đi. Hãy nhìn rõ con người thật của mình đi. Để xem thực tế tình yêu của chúng ta là tình yêu thật sự chân chính, yêu con để con được làm chính mình hay là yêu con, và yêu cầu con phải làm những điều mà cha mẹ nghĩ rằng nó tốt cho con. Chúng ta phải chất vấn chính bản thân mình, để chúng ta lựa chọn ra cách giao tiếp đúng nhất với con.

Vậy thì, hạnh phúc của con là gì? Hạnh phúc của con là được sống đúng với chính mình. Hạnh phúc của con là được làm những điều mà con muốn. Hạnh phúc của con là được cha mẹ lắng nghe những điều mà con đang nghĩ. Hạnh phúc của con là được cha mẹ dẫn dắt. Để đi đúng hướng và đạt được mơ ước của bản thân con.

Thế nên, hỡi các ông bố bà mẹ, nếu như chúng ta muốn xây dựng và kết nối mối quan hệ với con thật sự chất lượng, thì xin hãy sống chậm lại, dùng đôi tai của mình nghe nhiều hơn nữa những gì con chia sẻ. Để hiểu cảm xúc của con, để lắng nghe con và để cảm nhận con đang nghĩ gì, con thật sự mong muốn gì. Đó mới là điều quan trọng. 

Cô Huyên hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ba mẹ hiểu được một phần nào đó lý do tại sao chúng ta yêu con, nhưng chúng ta vẫn làm cho con bị tổn thương. Nếu như tình yêu đó là tình yêu không đúng đắn hay tình yêu đó là tình yêu chứa vụ lợi và lý do gì mà nó chứa vụ lợi, thì hãy nhìn sâu vào chính mình để nhận ra. Đó liệu rằng đó có phải là nhu cầu của con hay đó là nhu cầu của chính cha mẹ. Và ta hiểu rằng vấn đề là ở chúng ta để tìm một giải pháp hợp lý nhất cho việc giáo dục con cái.

Và để làm được điều đó một cách hiệu quả cũng như có một chuyên gia đồng hành cùng con, cha mẹ đừng quên theo dõi kênh Youtube của cô Huyên nhé:

YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial

Website: https://cohuyenanphu.com/

 

 

Facebook Comments Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *