Nhiều phụ huynh chia sẻ con càng lớn càng xa cách, không muốn trò chuyện, chia sẻ, gần gũi  với cha mẹ nữa. Chúng ta phải hiểu rằng khi con lớn lên, con cũng đã có những tính cách, những cảm xúc cá nhân, những cá tính riêng thì chúng ta phải bắt đầu học cách kết nối lại. Vì vậy hôm nay, cô Huyên muốn chia sẻ tới các cha mẹ 4 câu hỏi giúp chúng ta kết nối với con hiệu quả hơn. 

  1. Ngày hôm nay có điều gì đặc biệt xảy ra với con?

Ngày hôm nay có gì mới không con ? Ngày hôm nay có chuyện gì tốt với con không?

Nếu con trả lời là có thì chúng ta sẽ nói với con rằng là: “Ồ hay quá! Có chuyện gì tốt, chuyện gì vui với con, cho mẹ biết được không?”

Nếu con trả lời là không thì cũng không sao cả. Con không trả lời không có nghĩa là con không muốn trả lời mà có thể là vì con không biết cách thức để trả lời, con không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào với mẹ là tốt, là vừa lòng với mẹ cả. Nên con bảo không biết.

Chúng ta hãy dành thời gian trước khi ngủ để nói chuyện với con. Nếu như con không kể thì chúng ta kể. Ví dụ mình sẽ bảo là: “Hôm nay có 2 việc mẹ cảm thấy rất hài lòng: Thứ nhất hôm nay mẹ đã nhớ được một nhiệm vụ là mẹ đã đi bơm quả bóng giúp con và điều đó làm mẹ nghĩ đến việc là ngay tối nay hoặc là ngày chủ nhật tiếp theo con sẽ có 1 quả bóng. Con có thể mang ra công viên và chơi đá bóng.” Hãy bắt đầu từ những câu chuyện rất đời thường liên quan đến gia đình hoặc việc học tập của con. 

Và con sẽ hiểu: hoá ra là chỉ những câu chuyện như thế thôi, có thể kể với mẹ được là chuyện này vui, chuyện kia vui. Con thoải mái hơn để chia sẻ. Sau khi đã có những câu chuyện qua lại với nhau, con kể và mình lắng nghe. Con cảm thấy con được lắng nghe và được chia sẻ. Đó là cách chúng ta tăng tính kết nối của con với cha mẹ.

  1. 3 điều mà con hài lòng hôm nay?

Hãy kể cho mẹ 3 điều mà con hài lòng ở lớp hôm nay đi?

Khi con không trả lời thì chúng ta có thể hạ yêu cầu, chúng ta hỏi như là: Kể cho mẹ đi, kể cho mẹ 1 hoặc 2 chuyện mà con hài lòng hôm này đi.

Ví dụ con bảo ngày hôm nay con cảm thấy rất hài lòng vì con cố gắng lắm và cuối cùng bọn con đã giành được chiến thắng trong trò chơi kéo co. Hôm nay con cảm thấy hài lòng vì con đã hoàn thành hết bài tập rồi mẹ ạ. Hôm nay con hài lòng vì con đã sửa được lỗi lầm hôm qua của con. Chúng ta hãy đón nhận những chia sẻ của con. Khi con trả lời thì mình bảo hay quá. Mẹ cũng cảm thấy hài lòng. Nếu mẹ mà là con thì mẹ cũng thích thật đấy.

Hoặc là chúng ta thấy con đi học về chúng ta hỏi con hôm nay ở trường có chuyện gì xảy ra mà con vui thế? Hay hôm nay ở trường có chuyện gì  mà mẹ thấy con đầy năng lượng khi bước vào nhà?

Thế thì việc mà chúng ta hỏi có chuyện gì xảy ra mà gắn đến một cái điều tích cực ở phía sau

thì con trẻ nó cảm giác thoải mái hơn để chia sẻ. Con sẽ thích gắn kết và thích nghe hoặc thích nói với mẹ để cảm thấy rằng những điều mình nói với mẹ rất là tuyệt vời vì được đón nhận sự cảm thông từ mẹ, được đón nhận sự công nhận và cổ vũ từ mẹ.  Con cảm thấy mẹ là nơi rất an toàn. Niềm tin và sự kết nối đó sẽ càng ngày càng phát triển hơn. 

  1. 3 điều hôm nay con chưa hài lòng?

Chúng ta cũng có thể hỏi con những thứ mà con cảm thấy là hôm nay mình làm chưa tốt lắm và mình có dự định ngày mai mình sẽ thay đổi để làm tốt hơn.

Ví dụ như hôm nay của mẹ nhé. Mẹ chưa hài lòng đó là sáng nay mẹ định sẽ thức dậy sau đó mẹ chạy thể dục buổi sáng thì sáng nay mẹ đã thức dậy, mẹ cũng chạy thể dục nhưng mẹ chưa đạt được mục  tiêu của mẹ là 5km / ngày. Thì mẹ nghĩ là ngày mai mẹ sẽ dậy sớm hơn 1 chút để chạy. 

Thế thì với con sẽ hiểu, con sẽ bảo hôm nay con cũng có 1 việc không hài lòng. Đó là hôm nay ở lớp con bị nhắc nói chuyện riêng. Lúc này, chúng ta sẽ phải đồng ý, phải cảm thông cho con. Nếu mà chúng ta chụp ngay cái lỗi của con thì chắc chắn là lần sau con sẽ sẽ không muốn nói chuyện với chúng ta nữa. Thế thì lúc đó con sẽ làm gì khi cô nhắc con nói chuyện riêng? 

Nếu mà mẹ trong tình huống của con, mẹ cũng chọn lựa như con. Thế nên mẹ nghĩ là con cũng sẽ có một giải pháp như trong đầu mẹ ý. Lúc đó câu chuyện sẽ được kết nối với nhau rằng là: Nếu như là mẹ thì mẹ sẽ làm gì vào ngày mai?

Chúng ta sẽ có thể khơi gợi giải pháp cho con. Con hỏi: Mẹ có giải pháp hả? Chúng ta có thể trả lời: Ừ, mẹ có giải pháp mà mẹ tin là giải pháp của mẹ còn giống con nữa cơ. Con hỏi: Thế mẹ có biết con nghĩ gì không? Mình có thể trả lời: Mẹ cũng hơi đoán được rồi nhưng mà chưa chắc mẹ đoán đúng. Nên bây giờ mẹ muốn nghe con nói xem những cái điều mà con nói cái giải pháp của con có đúng như những gì mẹ đang nghĩ không cơ.

Thế là lúc đó con bắt đầu mới nói ra ngày mai con sẽ ngồi ngoan không nói chuyện nữa. Con sẽ dặn bạn ở bên cạnh là trong giờ học bạn không nói chuyện nữa để mình cũng tập trung mà mình không nói chuyện để bạn. Hoặc là bất kỳ giải pháp nào đó mà con đưa ra. Đó là việc rất là tốt bởi đó chính là tính sáng tạo. Và câu hỏi đó là sự gợi ý rất thông minh mà con mình được chia sẻ, được nói chuyện và con rất thoải mái để kết nối với cha mẹ.

  1. Ngày hôm nay con đã giúp đỡ được bao nhiêu người?

Còn 1 câu hỏi nữa mà chúng ta có thể sử dụng để chúng ta kết nối với con hàng ngày đó là: Ngày hôm nay con đã giúp đỡ được bao nhiêu người?

Như cô Huyên đã chia sẻ: Cần phải xây dựng nội động lực ở bên trong để con phát triển thì con mới chủ động học tập và chủ động làm việc, chủ động giúp mọi người. Vậy làm thế nào để con có thể xây dựng được cái nội động lực bên trong của con? Thế thì cả 3 câu hỏi mà cô Huyên đã chia sẻ với các cha mẹ ở trên cũng giúp cho con có thể xây dựng nội động lực ở bên trong. 

Rằng là hàng ngày tôi có những công việc mà tôi kể với mẹ tôi. Và ngày mai tôi lại muốn có những công việc tốt tôi kể với mẹ tôi tiếp. Và ngày hôm sau thì cứ mỗi ngày mà tôi kể chuyện để tôi thấy mẹ tôi ghi nhận và mẹ tôi lại khẳng định tôi là một người dũng cảm, mẹ tôi khẳng định tôi là một người rất từ bi, hoặc luôn luôn tìm cách để giải quyết vấn đề. Tất cả những cái mà mình khen mà mình ghi nhận con mình như thế cũng là một cách để tạo nội động lực ở bên trong con.

Nên là cái câu hỏi mà chúng ta nói với con rằng là ngày hôm nay con đã giúp được bao nhiêu người sẽ khiến cho con phải suy nghĩ là tại sao phải giúp đỡ người khác mà không phải là người khác giúp mình?  Vậy giúp người là thế nào con không hiểu? Thì ta có một cái cơ hội để nói với con là ví dụ như ngày hôm nay khi mẹ đi ra đường mẹ nhìn thấy có một bà muốn qua đường và xe rất nhiều. Mẹ đã dừng lại để mẹ đỡ bà qua đường. Đó là một cách mẹ giúp bà và mẹ cảm thấy rất hài lòng. Mẹ cảm thấy rất vui vì mẹ đã giúp được người rồi con ạ. Thì cái câu chuyện của mình nó khiến con có một mô thức hành vi mẫu. Nó kích quả lòng từ bi trong con để con hiểu rằng là cuộc sống chúng ta mang được một cái gì đó, chúng ta chia sẻ, chúng ta giúp được một ai đó thì đó là một điều thật sự rất là tốt. Và con mình sẽ cảm thấy hóa ra là giúp người không có gì là to tát cả. Chỉ đơn giản nó là như vậy thôi nhưng mà cứ làm và làm mỗi ngày thì con sẽ có ý thức sẻ chia. Và như thế thì con sẽ trở thành một người có sự từ bi bên trong, nó là gốc rễ phát triển của một con người.

 

Và để làm được điều đó một cách hiệu quả cũng như có một chuyên gia đồng hành cùng con, cha mẹ đừng quên theo dõi kênh Youtube của cô Huyên nhé:

YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial

Website: https://cohuyenanphu.com

Facebook Comments Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *