Tại sao cần cân bằng cảm xúc

Rất nhiều phụ huynh đang nỗ lực hàng ngày để tìm giải pháp cân bằng cảm xúc. Chúng ta có những kích thích bên ngoài làm cho chúng ta có những cảm xúc thay đổi theo cả chiều hướng hưng phấn tích cực và mệt mỏi tiêu cực. Dù ở trạng thái nào đi nữa thì khi cảm xúc tăng lên sẽ đi đôi với IQ giảm xuống, và lúc đó chúng ta không có đủ sự minh mẫn để xử lý mọi vấn đề một cách thông minh. Vậy chúng ta cần phải thật sự tỉnh thức để kiểm soát cảm xúc của mình.

Ví dụ trong cuộc sống, ở một thời khắc nào đó chúng cảm thấy hưng phấn quá, chúng ta đã trót nói ra những lời hứa, những lời nói mất kiểm soát và sau đó chúng ta mới thấy hậu quả của nó xảy ra và chúng ta không hiểu vì sao thời điểm đó chúng ta lại hành xử như vậy. Ở chiều hướng tiêu cực cũng vậy. Khi chúng ta rơi vào trạng thái stress, đau khổ, tổn thương, trong chúng ta trỗi dậy những cảm xúc tiêu cực thì chúng ta cũng không nghĩ ra được những điều sáng suốt để chúng ta làm. Và hậu quả là chúng ta không hiểu tại sao chúng ta lại làm như vậy. 

Vậy thì tốt nhất an toàn nhất, tuyệt vời nhất trong cuộc đời của mình vẫn là luôn giữ cho mình ở mức bình thường. Và với những người làm cha mẹ thì cân bằng trạng thái cảm xúc là điều vô cùng quan trọng trong hành trình nuôi dạy con.

Để cân bằng cảm xúc, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể thực hiện các bài tập thở, kêu gọi năng lượng, … Có rất nhiều tình huống trong cuộc sống chúng ta không thể quản lý kịp thời được bằng cách thực hiện những hoạt động thay thế để thay đổi trạng thái thể lý. Hôm nay cô Huyên sẽ chia sẻ với cha mẹ cách câu chuyện để chúng ta nhìn cuộc đời một cách bình thường.

Câu chuyện về tính “KHÔNG”

Trong một căn phòng, tôi đưa cây bút này ra trước mặt bạn và hỏi đó là gì. Bạn sẽ trả lời: “Đó là cây bút”. Khi có một con chó chạy vào, tôi khua khua cây bút đó trước mặt con chó, con chó xem vật này là 1 đồ chơi nên con chó sẽ gặm. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây, người đúng hay chó đúng? Không có đúng, không có sai, chỉ là mỗi người đang nhìn đồ vật đó theo góc nhìn riêng của mình. Sở dĩ chúng ta vẫn còn mâu thuẫn trong mối quan hệ là bởi vì mỗi người đứng ở góc nhìn của chính mình, và áp đặt người khác theo góc nhìn của mình. 

Cũng trong căn phòng kín đó, cả người và chó đều đi ra ngoài. Vậy tại thời điểm đó vật đó trở thành cái gì? Vật đó không là bất kì cái gì cả, nó trống rỗng, trống không. Như vậy, mọi sự vật, sự việc đều là tính KHÔNG. Mọi vật, mọi việc không có ý nghĩa gì ngoài ý nghĩa mà mình gán cho nó. Nó không là gì cả, nhưng nó lại có tiềm năng để trở thành bất cứ thứ gì? Những ông chồng, hay con cái, hay tất cả mọi người trong cuộc đời của chúng ta đều là tính KHÔNG. Và tính cách họ trở thành, con người họ trở thành là do mình và những người xung quanh mình gán cho họ. 

Nuôi dạy con trong tỉnh thức

Liên hệ trong hành trình nuôi dạy con thì những người làm cha mẹ chúng ta yêu con nhưng chúng ta ôm trong tình yêu đó cả sự kỳ vọng. Và khi chúng ta có sự kỳ vọng trong tình yêu đó thì nó càng khiến cho chúng ta yêu mãnh liệt hơn và chúng ta càng kỳ vọng nhiều hơn. Rất nhiều điều trong cuộc sống xảy ra đối với con của chúng ta có thể là một kết quả vận hành của một cái hành trình nào đó của con chúng ta đang chưa nhìn một cách tỉnh thức. 

Khi chúng ta nghe câu chuyện của con, chúng ta nhìn thấy kết quả của con thì lập tức chúng ta có những nhận định, những lời suy diễn. Ví dụ con được điểm 5 thì chúng ta nói rằng vì đi học con nói chuyện riêng đúng không. Hay khi con ăn xong không rửa bát, chúng ta nói rằng con lười quá, sau này không làm được điều gì to tát đâu. Thế thì trong lời nhận xét đó của chúng ta có cả những cái gán mác, những cảm nhận riêng theo lăng kính cá nhân của cha mẹ. 

Vậy nên, hành trình chúng ta làm việc với con của mình, hãy cố gắng trở thành những người cha mẹ luôn tỉnh thức để giao tiếp và kết nối tốt hơn. Đơn giản tỉnh thức là chúng ta chỉ tập trung vào hành động chúng ta đang làm và những điều chúng ta đang nhìn một cách bình thường, một cách là không có một cái ý nghĩ cá nhân nào và tách biệt hoàn toàn những nhận định, suy nghĩ của bản thân mình ra khỏi hiện tượng sự vật đó để chúng ta nhìn nó một cách khách quan nhất. Chẳng hạn khi con kể với cha mẹ một câu chuyện thì chúng ta hãy tập trung lắng nghe, phân tích câu chuyện một cách khách quan nhất. Sau đó chúng ta mới bắt đầu tìm giải pháp để giải quyết vấn đề. 

Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!

YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial

Website: https://cohuyenanphu.com

Facebook Comments Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *