Nhiều phụ huynh băn khoăn rằng liệu chúng ta có nên đặt câu hỏi khi dạy con học nói hay không. Vậy hôm nay cô Huyên sẽ chia sẻ với các cha mẹ phương pháp dạy con học nói phù hợp nhất để giải đáp thắc mắc này. 

Đầu tiên chúng ta sẽ chia làm 2 nhóm học sinh và 2 giai đoạn có thể dạy con. Hai nhóm đối tượng ở đây là trẻ phát triển bình thường và trẻ rối loạn phát triển hay còn gọi là trẻ đặc biệt. 

Trẻ phát triển bình thường

Với những trẻ phát triển bình thường, khi sinh ra con phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ theo 1 cách rất bản năng bởi trong cơ thể chúng ta có các tế bào học tập tự động. Các con sẽ phát triển dần về vận động cơ thể cũng như nhu cầu tìm kiếm, khám phá cuộc sống. Chính vì thế đối với những em bé phát triển bình thường, chúng ta không dạy thì con vẫn học được. Nó là nhu cầu của các em trong giai đoạn 3 năm đầu đời. 

Nhưng nếu giai đoạn này cha mẹ dành nhiều thời gian để dạy con thì con sẽ học được nhiều hơn, nhanh hơn và các chỉ số phát triển của con cũng tốt hơn. Từ những trải nghiệm đồng hành cùng con, chúng ta có thể hiểu con và lựa chọn được phương pháp phù hợp để giáo dục con. Vậy với những đứa trẻ bình thường thì chúng ta nên tham gia vào cùng với con trong hành trình sống, đưa con vào bối cảnh, khơi gợi con bằng các câu hỏi dẫn dắt thì sẽ làm cho khả năng tư duy của con tốt hơn. Con sẽ nghe được nhiều hơn, tăng vốn từ và học được cách giải quyết vấn đề thông qua hành trình đồng hành cùng cha mẹ. 

Trẻ đặc biệt 

Đối với những em bé bị rối loạn phát triển thì trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi các em cũng phát triển chậm hơn so với trẻ bình thường. Đó là do các tế bào thần kinh, đặc biệt là vùng não bộ của con hoạt động bất thường (trẻ tự kỷ) hoặc tổn thương (trẻ bại não). Chính vì điểm xuất phát khác biệt như vậy nên chúng ta sẽ phải sử dụng các phương pháp học tập khác phù hợp với con. Nền tảng của trẻ đặc biệt từ ban đầu nó đã yêu hơn so với trẻ bình thường. Vậy nên nếu sử dụng phương pháp hỏi nhiều để kích thích nhu cầu học tập và sự bắt chước ngôn ngữ của con là không phù hợp. 

Các em bé đặc biệt sẽ đi qua 2 giai đoạn: giai đoạn học để nói và giai đoạn nói để học. Học để nói là lúc các con chưa biết nói, các con phải học để bật âm. Nói để học là giai đoạn mà các con nói làm sao để mở rộng được vốn từ, mở rộng được chủ đề, học được cách tư duy ngôn ngữ trong giao tiếp cũng như là giải quyết các vấn đề thông qua giao tiếp và kết nối.

  1. Giai đoạn học để nói

Với em bé đang trong giai đoạn học để nói thì cha mẹ nên hạn chế những câu hỏi, thậm chí chúng ta không hỏi cũng không sao. Bởi vì trong giao tiếp, ngoài câu hỏi thì con có rất nhiều mẫu câu khác để có thể truyền tải thông tin. Quan trọng nhất là trong giai đoạn dạy con học nói, chúng ta cần phải biết được những khiếm khuyết cốt lõi của từng nhóm rối loạn phát triển của con là gì. Để từ đó lựa chọn cách thức, phương pháp trị liệu phù hợp.

Như vậy, trong giai đoạn dạy con học nói từ 0 đến 3 tuổi thì cha mẹ không cần thiết phải đặt câu hỏi. Bởi vì thời điểm này vốn từ và cách kết nối của các em còn hạn chế. Con có thể chỉ nhại lại câu hỏi hoặc trả lời được những câu hỏi nhận biết đồ vật đơn giản nhưng chưa mở rộng được chủ đề giao tiếp. Khi trẻ không thể trả lời được như cha mẹ kỳ vọng hay không có phản hồi đáp ứng với những khởi xướng của chúng ta thì lâu dần chúng ta cũng rất khó để kết nối với con. Khi gặp các câu hỏi của cha mẹ thì đứa trẻ sẽ lảng tránh bằng cách đi rời đi hoặc không nhìn những gì cha mẹ hướng dẫn. Đôi khi nó sẽ tạo ra cảm xúc tiêu cực cho con và hành vi xấu sẽ xuất hiện. 

Vậy ngoài câu hỏi ra thì chúng ta có thể dùng những mẫu câu như thế nào để dạy con trong giai đoạn con học nói? Chúng ta có thể bắt đầu bằng những câu nói sẻ chia, chúng ta có thể sử dụng các kỹ thuật, chiến lược như biên dịch, bình luận hành động của đứa trẻ để trẻ được nghe. Bởi vì muốn bắt chước được âm thanh thì đứa trẻ phải có khả năng nghe trước. Sau đó là khả năng nhìn, bắt chước cử động lớn, bắt chước những hành động với đồ chơi rồi mới có thể bắt chước được âm thanh. Có nghĩa là để trả lời được câu hỏi của cha mẹ thì con cần phải có những kỹ năng tiền đề phía trước. Vậy nên việc chúng ta đặt câu hỏi thật sự không hẳn là điều tốt đối với nhóm trẻ bị rối loạn phát triển này. 

Giao tiếp thành công là giao tiếp luôn mở rồi sẽ nối. Hãy tưởng tượng nó như 1 hình xoắn ốc đi lên. Và bao giờ những người trong cuộc giao tiếp đó họ muốn dừng kết nối thì họ mới dừng lại. Đó mới chính xác là điều mà chúng ta cần phải dạy để con phát triển vốn từ, mở rộng được chủ đề, tìm hiểu được kiến thức giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. 

Vậy nên cha mẹ rất cần tham gia những khóa học chuyên môn để thấy rằng để dạy trẻ đặc biệt học nói thì chúng ta phải đứng trong nhiều vai trò khác nhau. Vậy những vai trò đó cụ thể là gì? Có thể là người chơi cùng, người giúp đỡ, người luân phiên, người huấn luyện, … để dẫn dắt con biết nói. Và chương trình dạy con 24/7 của cô Huyên thật sự là 1 chương trình phù hợp mà cha mẹ nên tham gia. Để từ đó chúng ta có thể hiểu được con và thành công trong giai đoạn dạy con học nói. 

  1. Giai đoạn nói để học

Khi trẻ đã nói được rồi, con đã sử dụng được ngôn ngữ rồi thì chúng ta có thể sử dụng các câu hỏi gợi mở với con. Chủ yếu đó là những câu hỏi mở thông qua các bối cảnh, tình huống dựa trên các chủ đề khác nhau. Điều quan trọng là nó phải khơi gợi được khả năng tưởng tượng của các con để giúp con tăng khả năng làm chủ ngôn ngữ cũng như là giải quyết vấn đề trong giao tiếp, tương tác. 

Để từ đó con có thể sử dụng vốn từ kết nối 1 cách linh hoạt từ câu đơn đến câu phức, từ cụm từ đến đoạn văn, con sẽ học được cách dùng ngôn ngữ để thông báo hoặc đưa ra cảm xúc, quan điểm, dự đoán của mình hay diễn giải về sự vật, hiện tượng. Xa hơn, có thể nói về những câu chuyện tưởng tượng hay giả vờ hay để giải thích 1 điều gì đó. Thì đó chính là lúc mà chúng ta mới cần đặt những câu hỏi để khơi gợi. 

Lưu ý cho cha mẹ 

Điều quan trọng nhất đó là chúng ta xác định được con là trẻ đặc biệt hay trẻ phát triển bình thường. Nếu con phát triển bình thường thì chúng ta nên sử dụng các câu hỏi để khơi gợi giúp con tăng mong muốn được học tập, tăng sự kết nối cũng như mở rộng vốn từ. Nhưng nếu con của chúng ta đặc biệt thì chúng ta phải xác định được con đang gặp dạng rối loạn đặc biệt nào, con đang ở giai đoạn học để nói hay nói để học. 

Nếu con đang học để nói thì việc đặt ra câu hỏi chỉ làm khó con mình hơn. Nhưng nếu con đã biết nói thì sẽ rất cần sự đồng hành của cha mẹ. Tuy nhiên, chúng ta phải lưu ý đặt con vào bối cảnh tự nhiên nhất và từ bối cảnh đó chúng ta có thể sử dụng các câu hỏi khơi gợi để con chuyển từ giai đoạn bắt chước ngôn ngữ sang mở rộng ngôn ngữ, tư duy ngôn ngữ. 

Hy vọng những chia sẻ của cô Huyên sẽ giúp các cha mẹ hiểu được vấn đề của con và ứng dụng thành công trong hành trình dạy con. Và chúng ta cũng cần nỗ lực học tập để có phương pháp dạy con thật đúng đắn. Bởi giáo viên chỉ là 1 phần hỗ trợ con người đồng hành cùng con lâu dài nhất trên hành trình sống này chính là cha mẹ. Vậy nên các cha mẹ hãy đừng dừng lại hành trình học tập của mình. 

Hãy chọn 1 chương trình học phù hợp bởi vì càng học thì chúng ta sẽ càng trưởng thành và kết nối được với con tốt hơn. Đặc biệt là với những phụ huynh có con bị rối loạn phát triển, chúng ta có thể gặp nhiều thử thách hơn nhưng đó sẽ là hành trình chúng ta dễ có được hạnh phúc hơn. Cô Huyên thực sự mong muốn các cha mẹ sẽ tham gia chương trình học dạy con 24/7 bởi đó sẽ là những chiến lược để giúp chúng ta đồng hành cùng con một cách tuyệt vời nhất. 

Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!

YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial

Website: https://cohuyenanphu.com

Facebook Comments Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *