Đừng dạy con nói mà hãy dạy con giao tiếp. Bởi vì nếu muốn con của chúng ta hòa nhập được và phát triển lâu dài hơn thì chúng ta cần xây từ nền móng cho đến những tầng cao hơn.
Nhận thức để thay đổi
Trăn trở của người làm chuyên môn
Cô Huyên cũng từng tập trung dạy cho các con có thể nói theo nhu cầu của phụ huynh. Nhưng khi làm việc cùng các em bé bị rối loạn phổ tự kỷ, những em bé đặc biệt khó khăn về ngôn ngữ thì cô Huyên nhận ra 1 điều. Mình cứ nghĩ con đã tiến bộ rồi, các em bé đó đã phát triển và các em có thể đi hòa nhập tại môi trường làm việc rất tốt.
Tuy nhiên, 1 rào cản được dựng lên đó là hành vi của các em bé gặp khó khăn, các em có những cảm xúc tiêu cực và các em phản ứng rất dữ dội. Khi đến môi trường hòa nhập thì các em cũng gặp khó khăn là không thể kết nối, chia sẻ và nói ra những điều mà mình mong muốn. Và các em vẫn hoạt động một mình tại các môi trường hòa nhập đó. Cách sinh hoạt của các em trong môi trường gia đình có thể tốt những ở môi trường hòa nhập lại gặp khó khăn.
Ở thời điểm đó cô Huyên đã phải đặt ra câu hỏi rằng: “Làm thế nào để một em bé có ngôn ngữ và biết giao tiếp có thể tham gia vào môi trường hòa nhập được?”. Và khi đó cô Huyên đã tiếp tục học tập để tìm ra phương pháp mới.
Chìa khóa để mở vấn đề
Và bản thân cô đã nhận ra được vấn đề rằng là bao lâu nay mình đang dạy một em bé biết nói nhưng mình đang chỉ dạy phần ngọn của vấn đề thôi. Bởi vì lời nói là 1 cách thức mà chúng ta sử dụng để thể hiện các nhu cầu, những điều chúng ta mong muốn trong hành trình giao tiếp với đối tác để gửi gắm thông điệp của mình đến đối tác giao tiếp để họ có thể giúp chúng ta thực hiện đúng nhu cầu và mong muốn của mình. Khi tất cả những mong muốn và nhu cầu của chúng ta được thực hiện thì chúng ta mới thật sự cảm thấy thoải mái và tích cực. Và như vậy chúng ta ổn định được cảm xúc và hướng tới các hành vi tích cực.
Khi đó cô Huyên hiểu được rằng là hóa ra khi dạy 1 em bé, nếu chúng ta tập trung vào dạy lời nói là chúng ta đang xây dựng phần trên của 1 ngôi nhà không có móng. Hoặc là chúng ta dùng cách thức ghép quả, ghép lá, ghép cành cây trên 1 cái cây mà không có sự vững chắc về nền tảng gốc rễ. Ở thời điểm đó, cô Huyên đã thực sự tìm thấy chìa khóa để mở ra cánh cửa đi sâu hơn vào nghề giáo dục đặc biệt và giúp đỡ được càng nhiều những em bé bị rối loạn phát triển hơn.
Và cô Huyên nhận thấy rằng là dạy cho 1 em bé giao tiếp mới là vấn đề quan trọng. Ví dụ 1 em bé có lời nói nhưng không biết giao tiếp thì vẫn gặp khó khăn trong môi trường hòa nhập. Một em bé có thể giao tiếp được dù các em bé chưa có lời nói nhưng chúng ta vẫn có những phương pháp và các công cụ khác để hỗ trợ thậm chí là thay thế được ngôn ngữ bằng lời nói để các em vẫn có thể sinh tồn và làm việc tại môi trường hòa nhập và giao tiếp được với những đối tác bên ngoài .
Nguyên lý giao tiếp
Để 1 em bé có thể hòa nhập được thì phát triển của em bé sẽ đi theo mô hình tháp. Đỉnh trên cùng là lời nói mà cha mẹ muốn hướng tới. Muốn đạt được cái đỉnh trên cùng đó thì phải đi qua phần đáy và các tầng bên dưới. Vậy thì các em cần có sự lắng nghe, sự hiểu, sự tập trung và giao tiếp mắt, sự hồi đáp, khả năng bắt chước, khả năng vui chơi, khả năng chờ đợi.
Và ở thời điểm đó các em sẽ khởi xướng được nhu cầu của bản thân khi các em biết chắc chắn nhu cầu của mình là gì và biết cách khởi xướng những nhu cầu của mình với những người xung quanh. Khi đó các em có thể bắt chước được ngôn ngữ hay sử dụng được 1 công cụ hỗ trợ lời nói để các em kết nối giao tiếp. Đó mới là việc chúng ta phải làm trước khi dạy cho các em bé đạt được đỉnh tam giác.
Khi chúng ta xây 1 tháp giao tiếp, để lên được lời nói thì bắt buộc các em phải có tất cả những kỹ năng tiền đề, những kỹ năng để 1 em bé có thể hiểu được giá trị và ý nghĩa của giao tiếp. Và để giao tiếp được thì cần phải có khởi xướng giao tiếp, đáp ứng giao tiếp bởi vì giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin giữa 2 người trở lên để đạt được 1 mục đích chung. Và lời nói là phương thức được sử dụng trong giao tiếp.
Có nhiều em bé nói rất nhiều nhưng không hòa nhập được. Nhưng có những em bé chưa nói được nhưng vẫn có thể hòa nhập được tại môi trường hòa nhập. Vậy nên, giao tiếp là điều vô cùng quan trọng. Nó là yếu tố quyết định sự khác biệt của con người với con vật. Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức, nhu cầu, cách thức để kết nối với những người khác. Nó giúp cho trẻ phát triển về khả năng kết nối cũng như các mối quan hệ xã hội. Đối với những người phát triển bình thường, ai giao tiếp tốt thì người đó là người thành công và giàu có.
Còn với những em bé của chúng ta, cha mẹ cần phải dạy con giao tiếp trước và lời nói là thứ phát triển cùng giao tiếp. Nếu như tất cả cha mẹ tập trung dạy con giao tiếp thì chúng ta đang đầu tư có lãi. Và lúc đó chúng ta sẽ nhận được nhiều giá trị sau khi trẻ có nhu cầu và thể hiện được nhu cầu đó qua cách thức kết nối để giao tiếp. Vậy nên, đừng dạy cho con biết nói mà hãy dạy cho con biết giao tiếp bởi vì giao tiếp là điều vô cùng quan trọng. Nó là nền tảng cho sự phát triển của 1 con người khi hòa nhập và kết nối các mối quan hệ xã hội.
Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!
YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial
Website: https://cohuyenanphu.com