Giá trị của sự kết nối

Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về cộng đồng vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi.

Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa.

Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa.

Đoán được lý do chuyến viếng thăm, cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm.

Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa.

Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi.

Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc.

Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống.

Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó.

Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói:

– Cảm ơn bác đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người.

Bài học cuộc sống:

Câu chuyện này chứa đựng một bài học sâu sắc về tầm quan trọng của sự kết nối cộng đồng, không chỉ trong cuộc sống thường ngày mà còn rất đúng khi xét trong hành trình nuôi dạy con, đặc biệt là đối với các cha mẹ có con bị rối loạn phát triển.

Từ câu chuyện này, cha mẹ có liên hệ với hành trình nuôi dạy con của mình rằng sự hỗ trợ và kết nối với cộng đồng là vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi có trẻ em gặp phải các vấn đề về phát triển. Chúng ta cần tích cực tham gia vào các cộng đồng, nhóm, lớp hướng dẫn nuôi dạy con đúng cách và hỗ trợ can thiệp kịp thời cho trẻ. 

 

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên dạy trẻ về tầm quan trọng của sự kết nối, khuyến khích con xây dựng các mối quan hệ xung quanh và tham gia các cộng đồng phù hợp. Đối với các em bị rối loạn phát triển, cha mẹ có thể cho các con tham gia môi trường hòa nhập, tạo không gian phát triển tốt nhất cho con. 

Bằng cách này, các cha mẹ đang cung cấp cho con mình một nền tảng phát triển tốt nhất, đồng thời được học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với những người khác đang đối mặt với các thách thức tương tự và nhận được tư vấn vô cùng bổ ích từ những nhà chuyên môn. Điều này sẽ giúp tạo ra tiền đề cho sự thành công và hạnh phúc của con chúng ta trong tương lai.

Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!

YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial

Website: https://cohuyenanphu.com

 

 

 

 

Facebook Comments Box

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *