Nguyên nhân khiến con cãi láo hoặc sử dụng ngôn từ thiếu tôn trọng cha mẹ
Sự tò mò của con
Khi con cãi láo hoặc sử dụng ngôn từ thiếu tôn trọng cha mẹ có thể do sự tò mò ở trẻ. Con đang muốn thử nghiệm và khám phá xem những câu nói như vậy có hiệu lực trong việc đòi hỏi sự đáp ứng nhu cầu từ cha mẹ hay không?
Cách cha mẹ hành xử với con
Trường hợp chúng ta thuộc nhóm cha mẹ quyền lực. Chúng ta áp đặt con phải làm cái này cái kia mà không quan tâm tới nhu cầu của con. Nếu con chống đối, cha mẹ cáu, quát, thậm chí đánh con. Điều đó khiến con bắt chước và học lại bởi cha mẹ chính là tấm gương để cho con mình soi mà. Đứa trẻ sẽ cãi lại và sử dụng những câu từ không tôn trọng giống như một sự trả đũa.
Trường hợp chúng ta thuộc nhóm cha mẹ nuông chiều. Chúng ta sợ làm con buồn nên chúng ta cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu của con. Và khi có một nhu cầu không được đáp ứng vì cha mẹ không còn nuông chiều thì đứa con sẽ thường cáu, quát cha mẹ, thậm chí là sử dụng các câu từ không tôn trọng cha mẹ.
Trạng thái cảm xúc tiêu cực
Có thể hôm nay đã là một ngày rất tệ với con ở lớp, ở trường hoặc trong một mối quan hệ nào đó hoặc con đã bị thất bại trong một vấn đề nào đó. Nó khiến cho con cảm thấy tiêu cực và con đã sử dụng những câu từ để giải quyết trạng thái cảm xúc không tốt đó. Nên cha mẹ giao tiếp với con ở thời điểm đó thì có thể con sẽ đưa ra những câu từ khiến cho cha mẹ cảm thấy không được tôn trọng.
5 bước cực đơn giản giúp cha mẹ xử lý tình trạng trên
Bình tĩnh tiếp nhận
Mọi sự phản hồi trong cuộc sống đều là thông tin. Vậy nên khi con cáu con quát chúng ta thì nó cũng chỉ là một thông tin. Chúng ta hãy bình tĩnh đón nhận. Rằng có thể lúc này đang có trạng thái cảm xúc tiêu cực trong con. Chúng ta đừng vội đưa vào lăng kính nhận thức của chúng ta để nghĩ rằng con đang cãi láo hay thiếu tôn trọng cha mẹ. Hay đó cũng chính là thông tin để mình nhận ra mình đã cư xử như thế nào để chúng ta tìm gốc rễ để giải quyết. Và khi nhận xong thông tin, chúng ta hãy lập tức rời khỏi vị trí trước mặt con đó trong trạng thái bình tĩnh và im lặng. Chúng ta có thể uống nước, tìm một không gian để bình tĩnh. Và sau đó chúng ta giải quyết vấn đề thì nó sẽ nhẹ nhàng hơn.
Xin lỗi con
Hãy bình tĩnh lại và thấy rằng đó không phải là vấn để của con. Vì rõ ràng khi sinh ra con không như vậy. Chẳng qua trong quá trình sống cùng cha mẹ hoặc trải nghiệm trong cuộc sống thì nó sẽ diễn lộ bằng hành động và chúng ta lúc này. Nên là thời điểm này, chúng ta phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên cho những gì con phản ứng.
Thế thì chúng ta hãy nói rằng mẹ xin lỗi con nếu như đã có lúc mẹ những lời khiến con cảm thấy buồn và không được tôn trọng. Và nếu như có điều đó thì mẹ thật sự xin lỗi con. Vì lúc này mẹ cũng đang cảm thấy rất tổn thương và cảm thấy mình không được tôn trọng khi nghe những lời con nói. Khi đó trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng và lắng nghe hơn.
Tìm ra giải pháp
Lúc này chúng ta đừng tập trung vào tìm một hình phạt cho con, mà chúng ta hãy cố gắng hướng vào việc tìm ra giải pháp để tăng kỹ năng giải quyết vấn đề của con.
Tập trung vào cảm xúc của con
Chúng ta cố gắng đừng tập trung vào lời nói và hành vi của con mà khiến cho ta nghĩ rằng con đang không tôn trọng mình. Mà chúng ta phải tập trung vào cảm xúc của con ở thời điểm đó. Chúng ta phải cho con nhận ra được vấn đề là khi con cáu, quát lên hoặc con thể hiện những hành động không lịch sự này là con đang có những tổn thương, những nỗi đau, nỗi buồn và cần có sự quan tâm.
Chúng ta cũng nên cho con một không gian để bình tĩnh. Và hãy lắng nghe. Chúng ta có thể với con rằng mẹ biết những lời nói lúc này của con dành cho mẹ nó xuất phát từ cảm xúc tiêu cực trong con. Và mẹ hiểu rằng lúc này con đang cảm thấy rất khó chịu, bực tức. Thế nên mẹ sẵn sàng lắng nghe và chúng ta sẽ đi ra ngoài đến bao giờ chúng ta đủ bình tĩnh, thì chúng ta sẽ quay sự lại ở ngoài chuyện với nhau.
Thể hiện rõ cảm xúc của mình
Chúng ta phải kiên quyết không đáp ứng những nhu cầu không hợp lý của con ở thời điểm đó. Việc của chúng ta là im lặng, quay người đi. Đến khi nào con bình tĩnh lại thì chúng ta sẽ cùng nói chuyện với nhau.
Và ở thời điểm đó, lời đầu tiên khi mở lời ra, thì chúng ta nên thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình, rằng mẹ đang cảm thấy, mẹ không thật sự thoải mái khi nghe những lời con nói lúc nãy như là…, mình lặp lại câu lúc nãy của con. Điều đó cho mẹ cảm thấy là mẹ đang không được tôn trọng. Và nếu như mẹ đã từng làm điều đó với con thì mẹ xin lỗi con. Bởi nó cái cảm xúc khi nghe nó thật là khó chịu và mẹ không vui với điều đó.
Chúng ta hãy thể hiện rõ cảm xúc của mình, thể hiện rõ những điều mình muốn. Và việc quay lại câu chuyện khi đã bình tĩnh đó thì con cũng sẽ đón nhận một cách dễ chịu hơn và tiếp thu được những điều chúng ta nói hơn.
Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!
YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial
Website: https://cohuyenanphu.com