3 kỹ năng giúp cha mẹ cải thiện giao tiếp và kết nối với con
Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng đầu tiên cha mẹ cần học đó là kỹ thuật đặt câu hỏi mang tính tò mò. Như vậy con sẽ có cơ hội để chia sẻ với chúng ta vấn đề hiện tại. Thay vì chúng ta đặt các câu hỏi trực tiếp để tìm ra nguyên nhân của vấn đề thì bây giờ cha mẹ hãy dạy cho con cách tư duy sáng tạo để tự tìm ra được cách giải quyết vấn đề của con. Ví dụ như là: “Đã có chuyện gì xảy ra? Con năng cảm thấy như thế nào về điều này? Con có muốn chia sẻ cái gì với mẹ nữa không?”
Con sẽ thấy rằng cha mẹ đang mong muốn được nghe những gì mình nói và con có cơ hội được thể hiện cảm xúc của mình ra. Đó là cách chúng ta có thể kéo dài cuộc giao tiếp với con một cách thật sự là thoải mái và chúng ta sẽ hiểu con hơn.
Kỹ năng lắng nghe có phản hồi
Một kỹ năng nữa cha mẹ cần học đó là kỹ năng lắng nghe có phản hồi. Nó không chỉ giúp con được nói lên những điều mà con đang cảm thấy mà còn có thể giúp khơi gợi nội động lực bên trong con. Ví dụ như con đang buồn vì bạn thân của con nói xấu con với người khác. Chúng ta cần tôn trọng nỗi buồn của con. Và chúng ta nói với con: “Mẹ biết là bây giờ con đang rất buồn. Con có muốn được mẹ ôm một cái không?”.
Hoặc đối với các bạn lớn hơn, thời điểm đó chúng ta chỉ cần lắng nghe con bằng cảm xúc chân thật để con được thể hiện cảm xúc của con thời điểm đó, được giãi bày thì con cũng cảm thấy vơi đi phần nào nỗi buồn. Và điều đó cũng tạo ra được một thói quen là khi con có vấn đề về cảm xúc hoặc khi con cảm thấy tiêu cực thì con sẽ tìm đến cha mẹ là đầu tiên để con chia sẻ. Việc cha mẹ bình tĩnh đón nhận mọi thứ cũng khiến cho con của chúng ta trở nên tự tin hơn.
Kỹ năng gọi tên cảm xúc
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cha mẹ nên giúp cho con tiến hành gọi tên những cảm xúc để con của chúng ta lắng nghe được cảm xúc trong tình huống đó. Ví dụ cảm xúc vui, buồn, cảm xúc yêu thương, cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy đủ đầy, cảm thấy thoải mái, … Bởi vì khi cảm xúc được gọi tên sẽ giúp con giảm dần những hành vi không tốt.
Con sẽ hiểu rằng thay bằng việc hành xử bằng hành vi cáu gắt thì con sẽ gọi tên cảm xúc ra để người khác hiểu cảm xúc của con và họ sẽ có ứng xử phù hợp với mong muốn của con. Và như thế, thay bằng việc con cáu, quát cha mẹ thì con sẽ sử dụng ngôn ngữ để nói rằng lúc này con đang rất bực mình và con cần sự im lặng. Điều đó sẽ giúp cho hành trình kết nối của cha mẹ và con cái tốt hơn, dễ dàng hơn.
Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!
YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial
Website: https://cohuyenanphu.com