6 rào cản khiến cha mẹ khó giao tiếp với con
Sự ra lệnh
Rào cản đầu tiên đó là sự ra lệnh. Đôi khi chúng ta yêu cầu con làm việc bằng những câu nói mang tính mệnh lệnh. Bên cạnh đó, đôi khi cha mẹ ra lệnh cho con phải kìm nén cảm xúc của mình. Điều đó gây ra tâm lý kháng cự ở trẻ và con sẽ không xây dựng được tính chủ động.
Vậy thì một nguyên tắc nhỏ cho các cha mẹ là cái gì làm được trong vòng 1 phút, 2 phút thì nên làm luôn để dạy cho con mình cách giải quyết các vấn đề không cộng dồn. Trong trường hợp cha mẹ muốn con tham gia làm việc nhà thì chúng ta có thể thay đổi lời nói. “Con giúp mẹ làm cái này có được không?” Câu nói đó tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện năng lực và giá trị của mình có thể làm được điều gì cho ai đó.
Cảnh cáo
Nhiều khi trong giao tiếp cha mẹ sẽ đưa ra những vấn đề để trẻ nhìn được mặt trái, hậu quả con sẽ phải đón nhận khi con không hoàn thành 1 công việc nào đó. Tuy nhiên, việc sử dụng những từ không tích cực có thể làm trẻ không thoải mái, dẫn đến con không muốn nghe những điều cha mẹ nói nữa.
Vậy chúng ta cần lắng nghe câu chuyện của con, tìm hiểu vấn đề của con và hãy nói những điều tích cực hơn. Từ đó con cũng sẽ suy nghĩ tích cực luôn. Ví dụ chúng ta bảo là con hãy đi ngủ sớm. Hay chúng ta có thể nói với con rằng một người chăm chỉ sẽ luôn giữ căn phòng sạch sẽ, …
Rao giảng
Cha mẹ hay nói với con rằng con phải thế này, con phải thế kia chúng ta sẽ nói với con rằng là con phải thế này. Nhưng đôi khi những điều cha mẹ nói con đã biết rồi, con đã được phổ biến và con đã hiểu rồi. Và khi con gặp vấn đề, cha mẹ muốn phân tích cho con tuy nhiên chúng ta quên mất rằng khi đó trẻ không đủ bình tĩnh để lắng nghe. Vậy nên cha mẹ cần tránh cách ứng xử như vậy để cải thiện mối quan hệ với con cái.
Chỉ trích
Khi con không đạt được kỳ vọng của cha mẹ thì cha mẹ sẽ dễ rơi vào tình trạng chỉ trích con. Con càng lớn thì sự phụ thuộc của con vào cha mẹ càng giảm dần. Nếu cha mẹ kết nối không khéo thì sự liên kết sẽ bị đứt đi. Lâu dần, con không còn tìm đến cha mẹ để chia sẻ những câu chuyện của mình nữa. Vậy nên cần có thời gian quan sát chú ý xem hành vi của con khởi phát từ đâu.
Tuyên dương
Việc chúng ta tán dương trẻ quá nhiều là 1 con dao 2 lưỡi. Cha mẹ khen con, khích lệ con là rất tốt, rất ý nghĩa. Nhưng nếu chúng ta khen không đúng cách thì sự tán dương đó không còn giá trị nữa. Bởi con trẻ có được nó quá dễ dàng. Con cảm nhận được khi con chia sẻ với cha mẹ câu chuyện của mình, con không còn nhận được những bài học giá trị cho việc hòa nhập xã hội của con nữa. Điều đó dẫn đến việc trẻ sẽ dần tách biệt cha mẹ.
Né tránh
Nhiều phụ huynh quá bận rộn trong cuộc sống, họ có nhiều mối quan tâm cần phải suy nghĩ rồi. Vậy nên khi quay trở về gia đình họ không có đủ thời gian dành cho con và họ lựa chọn né tránh các vấn đề của con. Họ có thể sử dụng các câu như: “Ừ, thôi được rồi, mẹ biết rồi… để đánh lạc hướng. Và tất nhiên trẻ không cảm thấy thoải mái với điều đó. Lâu dần, con cảm thấy mình không được tôn trọng hoặc không được lắng nghe. Trẻ cũng sẽ không chia sẻ với cha mẹ nữa vì những cuộc trò chuyện đó không giúp con tìm ra cách để giải quyết vấn đề.
Giải pháp cho các cha mẹ
Vậy giải pháp đưa ra cho cha mẹ là gì? Rất đơn giản, chỉ 2 từ thôi nhưng nó giải quyết được rất nhiều vấn đề đó là kỹ thuật “lắng nghe”. Hãy luôn lắng nghe để bắt đầu kết nối lại với con cha mẹ nhé! Khi đó con chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Con sẽ cảm nhận được mình có người để đồng hành và sẻ chia. Lắng nghe có 2 cách: lắng nghe thụ động và lắng nghe chủ động.
Lắng nghe thụ động
Lắng nghe thụ động là mình ngồi im lặng để nghe con nói với sự chú tâm hoàn toàn, sử dụng toàn bộ các giác quan đều tập trung vào câu chuyện của con. Chẳng hạn như đến nội dung cao trào thì mình mở to mắt. Hay mình cảm thấy như thế nào đó thì mình phải thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể của mình để đứa trẻ cảm thấy rằng mình đang chú tâm hoàn toàn và mình hiện diện ở đây 100%. Thi thoảng chúng ta cũng nên sử dụng những lời nói đơn giản, những phản hồi ngắn ví dụ như “ừ, thế à”, “đúng rồi đó”, … Những câu nói đó sẽ làm cho con muốn kể hơn, con cảm thấy thoải mái và tích cực hơn.
Lắng nghe chủ động
Tiếp theo là lắng nghe chủ động. Đó chính là chúng ta chú tâm toàn thân vào để lắng nghe. Sau khi nắm bắt được thông tin và phải tìm ra được nguyên nhân ẩn sâu trong lời nói của con, trong vấn đề của con là gì, con mong muốn điều gì? và chúng ta có những phản hồi để soi sáng những điều ẩn ở bên trong con, giúp cho con có thể tự bóc các lớp bên ngoài ra.
Và mình bắt đầu đặt ra những phản hồi để soi sáng, để dẫn dắt con tự bóc ra những lớp bên ngoài (tương tự củ hành tây) và chỉ còn phần lõi trắng bên trong. Khi đến thời điểm đó, phần lớn những người trong cuộc sẽ tự tìm ra cách giải quyết vấn đề của họ và không cần cha mẹ phải hỗ trợ, không cần các cô phải giúp nữa. Vấn đề được bóc tách ra thì trẻ sẽ nhìn trọn vẹn được vấn đề và con đã tìm được giá trị, nội lực bên trong.
Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!
YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial
Website: https://cohuyenanphu.com