Nhiều phụ huynh thể hiện sự bối rối khi con càng lớn thì càng mất kết nối với con. Vậy làm thế nào để biến những khoảnh khắc ở bên con trở nên ý nghĩa cũng như có thể kết nối với con, vừa có thể định hướng tương lai cho con vừa hiểu con nhiều hơn để rồi chúng ta sẽ có những kết nối chất lượng trong việc gắn kết gia đình. Vậy hôm nay cô Huyên sẽ chia sẻ với cha mẹ một số tư duy trong hành trình nuôi dạy con để giải quyết vấn đề này.
Nói ra điều mình muốn
Khi chúng ta đặt ra câu hỏi “Tôi muốn gì?” thì chúng ta sẽ bắt đầu hiểu được bản thân mình. Từ đó chúng ta rất dễ biết được làm sao để có thể đạt được điều mình muốn. Và một cách rất đơn giản đó là muốn gì thì phải nói. Nếu chúng ta muốn con trở thành những em bé thông minh thì chúng ta hãy nói rằng con sẽ là một em bé thông minh. Nếu chúng ta muốn con ăn nhanh thì chúng ta hãy nói rằng mẹ muốn con ăn nhanh. Chúng ta muốn con của chúng ta lễ phép thì chúng ta nói rằng mẹ muốn con lễ phép. Như thế thì con sẽ dễ dàng biết được những điều mẹ muốn và biết được mình cần thực hiện những gì để cha mẹ hạnh phúc. Và đó cũng là cách chúng ta dạy cho con nói ra những điều mà con muốn.
Tư duy hiện diện hay tham gia
Nếu như bạn chỉ hiện diện thì bạn chỉ cần xuất hiện ở đó để kiểm soát là tôi đang có mặt và người khác phải thực hiện. Nhưng nếu bạn có tư duy là tôi tham gia thì các bạn sẽ nghĩ ra rất nhiều cách hoạt động hoặc là sáng tạo cho hoạt động đó, hoạt động các bạn tham gia cùng con để đạt hiệu quả cao nhất và mang lại cảm xúc trong tương tác và kết nối.
Vậy nên tất cả các cha mẹ khi ngồi cùng con hoặc tham gia hoạt động nào với con thì chúng ta phải sử dụng 100% năng lượng. Để mình có thể biến 30 phút cùng con có chất lượng bằng 3 giờ, thậm chí con sẽ không thể quên giây phút ở bên cha mẹ. Chúng ta chỉ hiện diện là chưa đủ mà chúng ta phải tham gia bằng cảm xúc của mình. Để rồi chúng ta mới có tư duy sáng tạo, từ đó tìm ra cách thức quan sát, chú ý để hiểu và có thể khơi gợi hướng dẫn con đạt được những kỹ năng con bị thiếu. Đó mới là cách kết nối chất lượng, cùng nhau thực hiện để đạt được một kết quả thì nó sẽ hạnh phúc hơn.
Tôn trọng sự khác biệt
Hầu hết những mâu thuẫn trong cuộc sống đều khởi nguồn từ sự xung đột nhu cầu. Cha mẹ và con cái ở 2 thế hệ khác nhau, trải nghiệm cũng khác nhau dẫn đến cách nhìn, cách suy nghĩ cũng hoàn toàn khác nhau. Vì thế việc chúng ta tôn trọng con theo cách của con là điều nên làm.
Nên trước khi chúng ta đưa ra yêu cầu, quyết định gì thì chúng ta phải đặt ra câu hỏi là mình muốn gì và con muốn gì. Hai cái muốn đó khác nhau ở điểm nào? Cha mẹ cần dùng tư duy 2 thế hệ để tìm ra tại sao có sự khác biệt đó. Hãy đặt mình vào vị trí của con để hiểu con suy nghĩ gì? Và nếu nhu cầu không khớp nhau thì làm thế nào?
Các cha mẹ hãy nhớ rằng chúng ta không thể thay đổi được người khác, chúng ta chỉ có thể thay đổi duy nhất bản thân mình thôi. Vậy nên nếu chúng ta thật sự muốn tham gia vào thế giới của con để có những kết nối thành công thì chúng ta phải hiểu con trước, xem con có nhu cầu gì và tôn trọng con. Lúc đó con mới thật sự mở lòng ra và sẵn sàng kết nối.
Ví dụ như phòng của ai thì phải theo luật của người đó. Khi chúng ta thấy phòng con chưa thực sự gọn gàng ngăn nắp thì chúng ta cần hiểu không phải con muốn vậy đâu, mà nó xuất phát từ hành trình sống của con từ lúc sinh ra cho đến thời điểm hiện tại. Vậy có chuyện gì tốt ở đây? Thì khi chúng ta vào căn phòng này, chúng ta mới biết là con đang bị thiếu kỹ năng dọn dẹp. Thế thì mình sẽ lên lịch để họp gia đình, bổ sung thêm lịch dọn nhà và phòng của ai thì người ấy dọn, tùy theo cách sắp xếp của mỗi người. Và chúng ta có quyền được kiểm tra chéo nhau, mỗi tuần sẽ có đội trưởng để kiểm tra, giám sát, chấm điểm cho công việc đó. Thì con sẽ học được kỹ năng dọn phòng cũng như gắn kết gia đình hơn qua làm việc cùng nhau.
Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!
YouTube:https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial