Tại sao cần phải khen thưởng con đúng cách?
Phần thưởng như một con dao hai lưỡi. Nếu chúng ta sử dụng không đúng cách thì có thể gây ra hiệu quả ngược. Ví dụ một đứa trẻ được nuôi dưỡng trong một gia đình nuông chiều, con có được phần thưởng quá dễ thì vô tình con sẽ nhận được thông điệp sai từ cha mẹ. Đó là khi con muốn cái gì thì chỉ cần thu hút sự chú ý của cha mẹ bằng những hành vi tiêu cực, cha mẹ sợ con bị tổn thương và chúng ta sẽ cho con, sẽ đáp ứng để con dừng hành vi đó lại. Và điều đó vô tình làm gia tăng những hành vi không tích cực của con trẻ.
Trường hợp thứ 2 là cha mẹ sử dụng phương pháp nuôi dạy áp đặt và quyền lực. Chúng ta rất nghiêm khắc. Chúng ta yêu cầu con phải thực hiện những nhiệm vụ, quy định để trở thành đứa trẻ tốt nhất, một người thành công, trưởng thành và hiểu chuyện. Như vậy trẻ sẽ bị bó hẹp trong bộ khung mà cha mẹ dựng lên. Và cha mẹ rất ít khi khen thưởng. Bởi cha mẹ nghĩ rằng khen thưởng nhiều sẽ làm con trở nên tự cao, tự đại, không còn nỗ lực, cố gắng. Nó gây ra những tiêu cực trong cảm xúc của con. Đứa trẻ cảm thấy bản thân mình bị bỏ rơi, có những thiệt thòi, nỗi đau, khao khát được ghi nhận và được khen. Và khi con dần lớn lên thì quyền lực của cha mẹ không còn tác dụng nhiều, con sẽ bắt đầu nổ ra những hành vi tiêu cực.
Đó là 2 mặt của sự khen thưởng. Vậy thì chúng ta cần sử dụng sự khen thưởng đúng cách. Và sau đây là một số phương pháp cha mẹ có thể áp dụng để khen thưởng con giúp gia tăng hành vi tích cực và triệt tiêu các hành vi tiêu cực của con trẻ.
Chỉ tập trung vào những hành vi tích cực
Có rất nhiều hoạt động trong sinh hoạt gia đình bình thường và chúng ta coi đó là điều hiển nhiên con cần phải làm nên chúng ta không hề khen con. Nhưng khi con làm sai điều gì thì cha mẹ lại nói rất nhiều. Vô tình đứa trẻ hiểu rằng hành vi tiêu cực thu hút được sự chú ý và quan tâm của cha mẹ nhiều hơn và con không thoải mái về điều đó. Và bởi vì không được ghi nhận, lần sau con cảm thấy mình cũng không cần phải làm tốt, con không có động lực bên trong để trở thành một đứa trẻ có tính chủ động.
Nên khi con làm được điều gì đó hay khoảng thời gian chúng ta cho con luyện tập một kỹ năng nào đó thì chúng ta cũng cần khen và thưởng cho con ngay trong giai đoạn đầu tiên. Bởi khi chúng ta khen ngay cả việc con nên làm sẽ giúp con hiểu được ý nghĩa của việc con đang thực hiện được cha mẹ ghi nhận. Và như thế con sẽ hiểu rằng công việc đó là trách nhiệm của mình, mình cần chủ động. Cứ kiên trì như vậy cho đến khi thói quen được thiết lập và con phát triển hơn theo độ tuổi thì chúng ta sẽ rèn những thói quen mới và giảm dần việc khen cho thói quen cũ.
Vậy thì trong việc tập trung vào những hành vi tích cực, chúng ta hãy cố gắng khen nhiệt tình tất cả mọi việc con làm dù nó là việc hiển nhiên con phải làm. Con sẽ cảm thấy là việc mình làm tuy nhỏ thôi nhưng bố mẹ quan tâm, chú ý, ghi nhận mình thì con sẽ làm đều đặn. Chúng ta cần phải khen cụ thể và ngay thời điểm con thực hiện công việc. Như vậy thì lời khen của mình sẽ có giá trị nhiều hơn, nó sẽ dễ dàng đi vào vùng vô thức của con hơn. Một lưu ý nữa là chúng ta phải nhất quán. Đầu tiên là nhất quán trong vấn đề giáo dục. Thứ hai là nhất quán trong lời khen. Nếu mình vừa khen xong mình lại chê thì lời khen đó không có giá trị, đứa trẻ không có cảm xúc tích cực.
Với những hành vi khó mà trẻ chưa làm được thì cha mẹ hãy khơi gợi ra giải pháp và hướng con tới hành vi tích cực. Giả sử con đi học về ném balo quanh nhà thì chúng ta chỉ cần nói là bố/mẹ muốn con cất balo một cách gọn gàng để bảo vệ balo của mình và nhà cũng đẹp hơn. Như vậy là chúng ta đang hướng con tới điều tích cực chúng ta mong muốn và con cũng có được sự chỉ dẫn, con hiểu được cha mẹ thực sự muốn gì. Và khi con chỉ cần có thao tác đầu tiên là con cầm balo cất vào bàn học của con thì chúng ta phải khen ngay lập tức, khen nhiệt tình, cụ thể: “Nhìn này, hôm nay con đã bắt đầu thay đổi rồi. Mẹ nhìn thấy con cất balo của mình gọn gàng như người trưởng thành luôn”. Khi chúng ta tập trung vào những điều tích cực, những điều chúng ta muốn thì bộ não của con cũng sẽ nghe được những điều tích cực. Con sẽ có động lực để thay đổi.
Khen từng bước một
Nếu chúng ta thấy con chưa có thành quả to lớn gì để khen thì hãy khen từ những việc đơn giản nhất. Chúng ta hãy độ lượng một chút. Để chuyển từ hành vi tiêu cực sang tích cực ngay lập tức là một thử thách với con trẻ. Con cần có khoảng thời gian để thích nghi. Nhưng nếu chúng ta kiên trì đi từng bước một để giải quyết vấn đề thì hoàn toàn có thể. Vì vậy hãy khen con từ những điều đơn giản nhất. Để con cảm thấy cha mẹ yêu thương và quan tâm mình.
Ví dụ như một đứa trẻ buổi sáng ngủ dậy rất lười mặc quần áo. Thì chúng ta đừng đợi bao giờ con mặc xong quần áo thì chúng ta mới khen. Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc khen con ngay khi con mở cửa tủ quần áo. “Mẹ khen con vì hôm nay con đã mở cửa tủ và chọn được đồng phục của con rồi này”. Mình ghi nhận điều đó trước. Ngày mai chúng ta lại nói rằng: “Mẹ khen con bởi vì hôm nay con đã mặc xong đồ trước khi mẹ xuất hiện ở đây rồi này”. Ngày hôm sau mình sẽ kích thích con bằng cách là goi: “Con ơi, con dậy nhanh nhá, con sẽ lấy quần áo và mặc vào nha. Mẹ tin là con sẽ làm được rất nhanh thôi vì con rất tuyệt vời. Hai ngày vừa rồi con làm cho mẹ giật mình luôn và mẹ không ngờ là con làm nhanh được như thế”. Khi trẻ được ghi nhận liên tục và nhiều ngày như thế thì nó sẽ là một đòn bẩy cho hành vi của trẻ. Con được khen, được động viên nhiều thì con sẽ có động lực để thay đổi và con cũng sẽ nhận được chỉ dẫn về việc mình cần làm gì để thay đổi luôn.
Tập trung vào những điều quan trọng
Ví dụ chúng ta tập trung hướng tới việc con dọn bài học, gia tăng kỹ năng mới cho con. Nếu như trong hành trình làm việc đó con có thêm những cảm xúc tiêu cực hay khởi phát một vài hành động mà mình cảm thấy nó không hợp lý như là con đạt quyển sách rất mạnh thì chúng ta hãy cứ phớt lờ những hành động đó, chúng ta chỉ tập trung vào điều quan trọng thôi.
Sử dụng phần thưởng phù hợp
Ví dụ một em bé thì chúng ta có thể hoan hô, chúng ta thưởng bánh, thưởng kẹo, chúng ta lan tỏa tới mọi người trong gia đình để ghi nhận em bé. Nhưng một bạn lớn rồi thì chúng ta không khen như thế. Chẳng hạn các bạn cấp 1, cấp 2 thì chúng ta có thể sử dụng các câu nói mang tính xã hội để ghi nhận sự trưởng thành của con. Vậy thì phần thưởng của các con phải phù hợp. Có những phần thưởng cần phải có sự cộng dồn những nỗ lực cá nhân để trở thành cái phần thưởng to lớn mà đứa trẻ thích.
Giả dụ trẻ thích một bộ lego. Thì chúng ta có thể làm 1 bảng thưởng ghi những hoạt động mà mình hướng tới như là tự đi bộ ra bến xe buýt để bắt xe đi học. Chúng ta cần thống nhất với con là mẹ sẽ dạy con để con biết đi trên vỉa hè, tránh xe đi đường, không giao tiếp với người lạ, … Và khi con tự thực hành được 10 tuổi mà đảm bảo sự an toàn thì con sẽ có bộ lego đó. Trong hành trình đó, chúng ta cần làm mẫu cho con trước, sau đó đồng hành cùng con, động viên con cố gắng lên, mẹ tin con làm được. Quan trọng hơn cả, chúng ta cần phải trung thực và giữ lời hứa với con.
Một lưu ý nữa là cha mẹ cần linh hoạt tùy theo cái năng lực chấp nhận và phát triển của con thì chúng ta sẽ cộng dồn những phần thưởng đó thành một cái phần thưởng to hơn. Ví dụ có những trẻ không chờ được 1 tuần hay 10 ngày mà chỉ 5 ngày thôi. Thì bước đầu chúng ta hãy giảm chỉ tiêu xuống và tăng dần độ khó của phần thưởng. Nếu con đã thực hiện trơn hành thục rồi thì chúng ta sẽ chuẩn bị hướng tới một kỹ năng mới. Bằng cách chúng ta sẽ giảm dần cái phần thưởng cho hành động cũ và khơi gợi một kỹ năng mới mà nếu đạt được thì con sẽ có thể nhận được phần thưởng to lớn hơn. Như vậy thì con sẽ không bị hụt hẫng khi không được ghi nhận và không được thưởng nữa.
Sử dụng phần thưởng để ngăn chặn hành vi xấu
Chúng ta sẽ cùng với con thực hiện một hoạt động nào đó trong ngày. Cha mẹ nên bắt đầu từ những hoạt động đơn giản thôi và nó là một thói quen chưa được thiết lập tốt. Cha mẹ cần làm mẫu và hỗ trợ con bắt chước theo. Và chúng ta sẽ sử dụng phần thưởng đi kèm.
Ví dụ như thói quen của con là đánh răng xong không rửa bàn chải. Thì chúng ta có thể cùng con đánh răng, sau đó chúng ta rửa bàn chải của mình và nói rằng mẹ cất bàn chải rồi nhé. Thì đến lượt con, con cũng sẽ làm như vậy. Thời điểm đó chúng ta sẽ khen con luôn và chúng ta sẽ khoe với mọi người trong gia đình. Đó là cách chúng ta sử dụng phần thưởng để ngăn chặn hành vi tiêu cực xảy ra.
Con của chúng ta sẽ nhận ra rằng tôi chỉ cần dừng hành vi tiêu cực này lại, không nhất thiết phải có hành vi mới thay thế thì tự khắc tôi sẽ được thưởng. Vậy thì trẻ sẽ có động lực để tránh các hành vi tiêu cực và chủ động thực hiện các hành vi mới nhiều hơn.
Hy vọng các cha mẹ sẽ áp dụng thành công phương pháp trên trong việc khen thưởng con để giúp con trẻ thiết lập những hành vi tích cực, triệt tiêu những hành vi tiêu cực, cải thiện trong hành trình kết nối giữa cha mẹ và con cái. Nó cũng tạo động lực để con chủ động hơn trong mọi việc, con sẽ có suy nghĩ, cảm xúc tích hơn. Và con cũng sẽ học được từ cha mẹ cách ghi nhận người khác, từ đó giúp con điều hòa tốt hơn các mối quan hệ của mình.
Và để trở thành những người cha mẹ thông thái cũng như có thêm một chuyên gia đồng hành cùng con, đừng quên theo dõi cô Huyên nhé!
YouTube: https://www.youtube.com/@HoangThiHuyenOfficial
Website: https://cohuyenanphu.com